Phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ gồm những nội dung nào?

Tôi có câu hỏi là phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ gồm những nội dung nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai.

Phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ gồm những nội dung nào?

Phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ gồm những nội dung được quy định tại Điều 14 Thông tư 21/2019/TT-BTC như sau:

Xây dựng phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ
Phương án chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần được xây dựng theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP. Phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ tối thiểu bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Theo đó tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BTC như sau:

Xây dựng phương án bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ
1. Phương án bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ là một phần trong phương án cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP , tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng cổ phần chào bán theo phương thức dựng sổ;
b) Khoảng giá dựng sổ được xây dựng nhằm phản ánh nhu cầu thị trường về cổ phần được chào bán là cơ sở để xác định giá mở sổ, khoảng giá dựng sổ tối đa không quá hai mươi phần trăm (20%) tính từ giá khởi điểm;
c) Cơ cấu cổ phần bán cho nhà đầu tư theo phương thức dựng sổ: tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư công chúng (% vốn điều lệ), tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược (% vốn điều lệ);
d) Tỷ lệ (% vốn điều lệ) và số lượng cổ phần tối đa bán cho nhà đầu tư nước ngoài;
đ) Nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối
- Xác định giá phân phối theo nhà đầu tư công chúng; hoặc
- Xác định giá phân phối theo nhà đầu tư chiến lược.
e) Xác định điều kiện dựng sổ
Xác định hai (02) điều kiện để thực hiện dựng sổ bao gồm: tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu và số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu. Tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu và số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu được xác định như sau:
- Trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư công chúng: tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu (tỷ lệ %) bằng khối lượng cổ phần đặt mua của nhà đầu tư công chúng trên tổng khối lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư công chúng; số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu là số lượng nhà đầu tư công chúng tham gia đặt lệnh mua.
- Trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư chiến lược: tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu (tỷ lệ %) bằng khối lượng cổ phần đặt mua của nhà đầu tư chiến lược trên tổng khối lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược; số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu là số lượng nhà đầu tư chiến lược tham gia đặt lệnh mua. Số lượng nhà đầu tư chiến lược tối thiểu đặt lệnh mua trong trường hợp này không được ít hơn hai (02) nhà đầu tư.
- Tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu và số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu phải được xác định rõ trong phương án bán cổ phần.
g) Phương án xử lý trong trường hợp hủy sổ lệnh;
h) Các nội dung bảo lãnh phát hành (nếu có);
i) Tổ chức quản lý sổ lệnh.

Như vậy, theo quy định trên thì phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ tối thiểu gồm những nội dung như sau:

- Số lượng cổ phần chào bán theo phương thức dựng sổ;

- Khoảng giá dựng sổ được xây dựng nhằm phản ánh nhu cầu thị trường về cổ phần được chào bán là cơ sở để xác định giá mở sổ, khoảng giá dựng sổ tối đa không quá hai mươi phần trăm (20%) tính từ giá khởi điểm;

- Cơ cấu cổ phần bán cho nhà đầu tư theo phương thức dựng sổ: tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư công chúng (% vốn điều lệ), tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược (% vốn điều lệ);

- Tỷ lệ (% vốn điều lệ) và số lượng cổ phần tối đa bán cho nhà đầu tư nước ngoài;

- Nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối

- Xác định điều kiện dựng sổ

- Phương án xử lý trong trường hợp hủy sổ lệnh;

- Các nội dung bảo lãnh phát hành (nếu có);

- Tổ chức quản lý sổ lệnh.

chuyển nhượng vốn đầu tư

Phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ được triển khai như thế nào?

Phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ được triển khai theo quy định tại Điều 15 Thông tư 21/2019/TT-BTC như sau:

Triển khai phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ
Chủ sở hữu đối với vốn nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là Chủ sở hữu vốn) thực hiện các công việc sau:
1. Lựa chọn Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có);
2. Lựa chọn Tổ chức quản lý sổ lệnh;
3. Lựa chọn Đại lý dựng sổ;
4. Tổ chức giới thiệu về phương án chuyển nhượng vốn, thăm dò nhu cầu thị trường;
5. Xác định giá mở sổ;
6. Ban hành Quy chế chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ theo Phụ lục số 02b kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ được triển khai như sau:

- Lựa chọn Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có);

- Lựa chọn Tổ chức quản lý sổ lệnh;

- Lựa chọn Đại lý dựng sổ;

- Tổ chức giới thiệu về phương án chuyển nhượng vốn, thăm dò nhu cầu thị trường;

- Xác định giá mở sổ;

- Ban hành Quy chế chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ theo Phụ lục số 02b kèm theo Thông tư này.

Sau khi hủy kết quả sổ lệnh trong chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ thì được xử lý như thế nào?

Sau khi hủy kết quả sổ lệnh trong chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ thì được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 21/2019/TT-BTC như sau:

Xử lý trường hợp không đủ điều kiện dựng sổ
1. Trường hợp khối lượng cổ phần đặt mua thực tế và số lượng nhà đầu tư đặt mua thực tế không đáp ứng điều kiện dựng sổ theo phương án chuyển nhượng vốn quy định tại Điều 14 Thông tư này, Chủ sở hữu vốn có trách nhiệm quyết định hủy kết quả sổ lệnh và thực hiện công bố thông tin về việc hủy kết quả sổ lệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này.
2. Các nhà đầu tư được hoàn trả tiền đặt cọc sau khi Chủ sở hữu vốn công bố thông tin về việc hủy kết quả sổ lệnh.
3. Xử lý sau khi hủy kết quả sổ lệnh
a) Trường hợp phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ không thay đổi và việc mở lại sổ lệnh đã được phê duyệt trong phương án chuyển nhượng vốn theo quy định tại Điều 14 Thông tư này, Chủ sở hữu vốn có thể xác định lại giá mở sổ và thực hiện trình tự, thủ tục mở sổ lệnh theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Thông tư này.
b) Trường hợp phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ thay đổi, Chủ sở hữu vốn quyết định phương án bán cổ phần theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì sau khi hủy kết quả sổ lệnh trong chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ thì được xử lý như sau:

- Phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ không thay đổi và việc mở lại sổ lệnh đã được phê duyệt trong phương án chuyển nhượng vốn theo quy định tại Điều 14 Thông tư này, Chủ sở hữu vốn có thể xác định lại giá mở sổ và thực hiện trình tự, thủ tục mở sổ lệnh theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Thông tư này.

Nếu phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ thay đổi, Chủ sở hữu vốn quyết định phương án bán cổ phần theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Chuyển nhượng vốn đầu tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chuyển nhượng vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài có làm chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Pháp luật
Mẫu thông báo chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài mới nhất?
Pháp luật
Phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư giữa nhà đầu tư là người không cư trú và người cư trú phải chuyển vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của người nước ngoài đúng không?
Pháp luật
Thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh mới nhất 2023?
Pháp luật
Nguyên tắc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển nhượng vốn đầu tư
1,190 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển nhượng vốn đầu tư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển nhượng vốn đầu tư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào