Phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản có được tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không?
- Phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản có được tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không?
- Thời gian tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản tối đa bao lâu?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn thực hiện bồi thường đối với phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản?
Phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản có được tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 27 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường như sau:
Thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường
...
4. Tạm hoãn thực hiện bồi thường:
a) Người có nghĩa vụ thực hiện bồi thường được tạm hoãn thực hiện bồi thường trong các trường hợp sau:
- Đang điều trị tại các bệnh viện, phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản;
- Gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận;
- Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận về hành vi vi phạm pháp luật khác.
...
Theo quy định về các trường hợp người có nghĩa vụ thực hiện bồi thường được tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cụ thể nêu trên thì phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản được tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản có được tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không? (Hình từ Internet)
Thời gian tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản tối đa bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 27 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường như sau:
Thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường
...
4. Tạm hoãn thực hiện bồi thường:
...
b) Thời gian tạm hoãn thực hiện bồi thường như sau:
- Tối đa không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện, phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản; gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận;
- Tối đa bằng thời gian tạm giam, tạm giữ đối với trường hợp đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận về hành vi vi phạm pháp luật khác.
...
Như quy định trên, thời gian tạm hoãn thực hiện bồi thường tối đa không quá 06 tháng đối với trường hợp phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản.
Ai có thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn thực hiện bồi thường đối với phụ nữ trong thời kỳ nghỉ thai sản?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 27 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường như sau:
Thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường
...
4. Tạm hoãn thực hiện bồi thường:
...
c) Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại xem xét quyết định việc tạm hoãn thực hiện bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều này.
Tại Điều 22 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại như sau:
Thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước nơi xảy ra lãng phí có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
3. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
Theo đó, người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại xem xét quyết định việc tạm hoãn thực hiện bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tham khảo theo Điều 22 Nghị định 84/2014/NĐ-CP cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?