Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân được quy định thế nào? Ai được cấp phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân?
Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân được quy định thế nào? Có in hình ngôi sao năm cánh không?
Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân được quy định theo khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Ngày truyền thống, phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân
1. Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là ngày 26 tháng 7 hằng năm.
2. Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân hình tròn, nền đỏ, viền vàng, có tia chìm ly tâm; ở giữa có hình ngôi sao năm cánh nổi màu vàng; hai bên có hình bông lúa; ở dưới có hình thanh kiếm lá chắn; trên nền lá chắn có nửa bánh xe răng màu xanh thẫm và các chữ “KS” màu bạch kim; nửa dưới phù hiệu có hình dải lụa đỏ bao quanh, phía trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Căn cứ trên quy định về phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân:
- Hình tròn, nền đỏ, viền vàng, có tia chìm ly tâm;
- Ở giữa có hình ngôi sao năm cánh nổi màu vàng; hai bên có hình bông lúa;
- Ở dưới có hình thanh kiếm lá chắn;
- Trên nền lá chắn có nửa bánh xe răng màu xanh thẫm và các chữ “KS” màu bạch kim;
- Nửa dưới phù hiệu có hình dải lụa đỏ bao quanh, phía trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân được quy định thế nào? Ai được cấp phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Ai được cấp phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân?
Đối tượng được cấp phù hiệu của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được cấp trang phục và phù hiệu; Kiểm sát viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng minh; Điều tra viên, Kiểm tra viên được cấp cấp hiệu, giấy chứng nhận để làm nhiệm vụ.
Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát quân sự được cấp trang phục theo chế độ của quân đội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ cấp phát và sử dụng trang phục ngành Kiểm sát nhân dân, phù hiệu, cấp hiệu của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, của Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định hình thức, chất liệu, màu sắc trang phục; chế độ cấp phát và sử dụng trang phục đối với các công chức khác, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
3. Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp và quản lý. Hình thức, kích thước, màu sắc của Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định, cấp và quản lý.
Theo quy định nêu trên thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được cấp trang phục và phù hiệu.
Cán bộ, công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân khi mất phù hiệu phải trình báo cáo ai?
Việc quản lý trang phục, Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý được quy đinh tại Điều 10 Quy định về quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 như sau:
Việc quản lý trang phục, Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận chức danh pháp lý
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng trang phục Kiểm sát nhân dân, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng; không được dùng Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân khác; không được cho người khác mượn trang phục, Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý; không được dùng trang phục được cấp để làm quà biếu, tặng cho người khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi mất Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận chức danh pháp lý phải trình báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng cơ quan nơi mình đang công tác.
3. Cán bộ, công chức, viên chức khi mất phù hiệu, cấp hiệu phải trình báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng đơn vị nơi mình đang công tác.
Theo quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân khi mất phù hiệu phải trình báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng đơn vị nơi mình đang công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?