Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C là bao nhiêu?
- Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C là bao nhiêu?
- Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C được chi trả như thế nào?
- Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C có dùng để hưởng bảo hiểm xã hội?
Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
...
2. Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc:
a) Mức 1, hệ số 0,5; áp dụng đối với:
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất;
Lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính phủ và tương đương trở lên.
b) Mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với:
Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;
Cán bộ, viên chức trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, an toàn phóng xạ;
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05;
Giáo viên và cán bộ quảnlý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I;
Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia;
Lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương;
Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ.
...
Như vậy, theo quy định cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 2, hệ số 0,3.
Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP) thì mức phụ cấp trách nhiệm của cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C là 447.000 đồng.
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Do đó, mức phụ cấp trách nhiệm của cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C là 540.000 đồng.
Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C được chi trả như thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục III Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định như sau:
KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ PHỤ CẤP
1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp trách nhiệm công việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm công việc do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
2. Cách chi trả phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Theo đó phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Lưu ý: Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C có dùng để hưởng bảo hiểm xã hội?
Theo tiểu mục 2 Mục III Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy phát nơtron NA-3C không dùng để hưởng bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?