Phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội được tính thế nào?
- Những đối tượng nào được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc khi làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội?
- Hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ là bao nhiêu?
- Phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội được tính thế nào?
- Phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng có được dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm không?
Những đối tượng nào được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc khi làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội?
Đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định tại Điều 2 Thông tư 207/2010/TT-BQP như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên đến cấp Bộ Quốc phòng.
2. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật cấp trung đoàn, lữ đoàn, tiểu đoàn độc lập và tương đương.
3. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác lưu trữ chuyên trách cấp sư đoàn và tương đương.
4. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng giữ chức vụ chỉ huy, quản lý, phụ trách phòng, ban, bộ phận Văn thư, bảo mật đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc khi làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội bao gồm:
(1) Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên đến cấp Bộ Quốc phòng.
(2) Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật cấp trung đoàn, lữ đoàn, tiểu đoàn độc lập và tương đương.
(3) Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác lưu trữ chuyên trách cấp sư đoàn và tương đương.
Lưu ý: Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng giữ chức vụ chỉ huy, quản lý, phụ trách phòng, ban, bộ phận Văn thư, bảo mật đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Những đối tượng nào được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc khi làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội? (Hình từ Internet)
Hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ là bao nhiêu?
Hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc được quy định tại Điều 3 Thông tư 207/2010/TT-BQP như sau:
Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc
1. Mức 3, hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung, áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Mức 4, hệ số 0,1 so với mức lương tối thiểu chung, áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
Như vậy, hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ được quy định cụ thể như sau:
(1) Mức 3, hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung, áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 207/2010/TT-BQP.
(2) Mức 4, hệ số 0,1 so với mức lương tối thiểu chung, áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 207/2010/TT-BQP.
Phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội được tính thế nào?
Cách tính phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 207/2010/TT-BQP như sau:
Cách tính chi trả chế độ phụ cấp
1. Cách tính phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng theo công thức:
Mức phụ cấp được hưởng = Hệ số được hưởng x Mức lương tối thiểu chung.
2. Phụ cấp trách nhiệm công việc quy định tại Thông tư này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Khi không đảm nhiệm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ thì từ tháng tiếp theo trở đi thôi hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội được tính theo công thức:
Mức phụ cấp được hưởng = Hệ số được hưởng x Mức lương tối thiểu chung.
Trong đó, mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị quyết 69/2022/QH15 là 1.800.000 đồng/tháng.
Phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng có được dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm không?
Phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng được quy định tại Điều 4 Thông tư 207/2010/TT-BQP như sau:
Cách tính chi trả chế độ phụ cấp
1. Cách tính phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng theo công thức:
Mức phụ cấp được hưởng = Hệ số được hưởng x Mức lương tối thiểu chung.
2. Phụ cấp trách nhiệm công việc quy định tại Thông tư này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Khi không đảm nhiệm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ thì từ tháng tiếp theo trở đi thôi hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?