Phụ cấp thâm niên từ ngày 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng đối với nhà giáo?
Phụ cấp thâm niên từ ngày 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng đối với nhà giáo?
>>Nghị định 74/2024/NĐ-CP chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024
Để biết Phụ cấp thâm niên từ ngày 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu đối với nhà giáo có thể tham khảo nội dung dưới đây:
Cách tính phụ cấp thâm niên nghề hiện nay đối với mỗi đối tượng được quy định như sau:
Tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên như sau:
- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh + hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng theo pháp luật. |
Theo đó, tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính dựa vào mức lương cơ sở.
Ngày 21/06/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 83-KL/TW năm 2024 tải về của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.
Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi.
Trong đó có thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1/7/2024 như sau:
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Đồng thời, tại dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở, chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có quy định về việc tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 như sau:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Như vậy, dự kiến khi điều chỉnh mức lương cơ sở lên 2.34 triệu đồng từ ngày 1/7/2024, phụ cấp thâm niên từ ngày 1 7 2024 cũng sẽ tăng lên, tuy nhiên tăng lên bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Dự kiến tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo từ 1/7/2024 được tính như sau:
Tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh + hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) x 2.300.000 đồng x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng theo pháp luật. |
Phụ cấp thâm niên từ ngày 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu?
Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thì phụ cấp thâm niên nghề nhà giáo áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
(2) Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
(3) Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định hiện nay như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).
- Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
- Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?