Phòng Xử lý vi phạm thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Phòng Xử lý vi phạm thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện chức năng gì?
Theo Mục IV phần A quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu ban hành kèm theo Quyết định 3061/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
Phòng Xử lý vi phạm (gọi tắt là Phòng 4)
Phòng Xử lý vi phạm có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu công tác xử lý vi phạm hành chính, hình sự; công tác phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan.
...
Theo đó, Phòng Xử lý vi phạm có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu công tác xử lý vi phạm hành chính, hình sự; công tác phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan.
Phòng Xử lý vi phạm thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu (Hình từ Internert)
Phòng Xử lý vi phạm thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Mục IV phần A quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu ban hành kèm theo Quyết định 3061/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
Phòng Xử lý vi phạm (gọi tắt là Phòng 4)
...
Phòng Xử lý vi phạm có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Chủ trì hoặc phối hợp tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực xử lý hình sự, xử lý hành chính các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và lĩnh vực phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các kế hoạch phòng, chống khủng bố, rửa tiền trong toàn ngành Hải quan.
3. Thực hiện công tác xử lý các vụ việc vi phạm hành chính, hình sự được phân cấp theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các quyết định hành chính và hành vi hành chính.
5. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động tại các đơn vị hải quan các cấp trong việc thực hiện công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, công tác phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan; đề xuất các biện pháp quản lý để Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trên hệ thống dữ liệu tập trung đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định.
6. Tham gia các hội đồng định giá, bán đấu giá hàng hóa, tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
7. Tổ chức việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, hình sự; công tác phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan.
8. Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thuộc chức năng quản lý của Phòng.
9. Thực hiện các công việc về cải cách hiện đại hóa và hợp tác quốc tế thuộc chức năng quản lý của Phòng.
10. Quản lý công chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Phòng theo quy định.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Theo đó, Phòng Xử lý vi phạm thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chủ trì hoặc phối hợp tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực xử lý hình sự, xử lý hành chính các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và lĩnh vực phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các kế hoạch phòng, chống khủng bố, rửa tiền trong toàn ngành Hải quan.
- Thực hiện công tác xử lý các vụ việc vi phạm hành chính, hình sự được phân cấp theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các quyết định hành chính và hành vi hành chính.
- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, phân tích, tổng hợp, đánh giá hoạt động tại các đơn vị hải quan các cấp trong việc thực hiện công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, công tác phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan; đề xuất các biện pháp quản lý để Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát trên hệ thống dữ liệu tập trung đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định.
- Tham gia các hội đồng định giá, bán đấu giá hàng hóa, tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
- Tổ chức việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, hình sự; công tác phòng, chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan.
- Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thuộc chức năng quản lý của Phòng.
- Thực hiện các công việc về cải cách hiện đại hóa và hợp tác quốc tế thuộc chức năng quản lý của Phòng.
- Quản lý công chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Phòng theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Ai có quyền quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Xử lý vi phạm thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu?
Theo Điều 3 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-BTC năm 2016 như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các Phòng, Đội, Hải đội thuộc và trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.
...
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải có quyền quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Xử lý vi phạm thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu biên bản bàn giao thông dụng nhất hiện nay gồm các mẫu nào? Tải về? Biên bản bàn giao là gì?
- Các bên kinh doanh bất động sản cần lưu ý điều gì khi thỏa thuận hợp đồng theo quy định mới nhất?
- Hướng dẫn lập biên bản họp phụ huynh cuối năm? Biên bản họp phụ huynh cuối năm là gì? Tải về mẫu?
- Diện tích tính tiền thuê đất ghi trên hợp đồng thuê đất lớn hơn so với diện tích ghi trên quyết định thì cần thực hiện những gì?
- Ngày mấy kết thúc kỳ kế toán năm? Công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán là hành vi vi phạm pháp luật?