Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu, cơ quan hướng dẫn gửi hồ sơ đề nghị như thế nào?
- Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu, cơ quan hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị như thế nào?
- Khi tiếp xúc phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam cần có thái độ như thế nào?
- Cục Tuyên huấn có trách nhiệm gì trong việc quản lý phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí trong Bộ Quốc phòng?
Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu, cơ quan hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định về Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam như sau:
Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài
...
2. Phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam
a) Khi phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại các cơ quan, đơn vị Quân đội, tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, thì cơ quan hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao hoặc 01 cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận) có văn bản gửi Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn). Văn bản ghi rõ thành phần đoàn (họ tên phóng viên, cơ quan báo chí, quốc tịch, số hộ chiếu, năm sinh), mục đích, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm làm việc, câu hỏi dự kiến phỏng vấn, kịch bản phim (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản, Tổng cục Chính trị có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận với cơ quan hướng dẫn phóng viên nước ngoài bằng văn bản.
...
Theo đó, khi phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu thì cơ quan hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao hoặc 01 cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận) có văn bản gửi Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn).
Văn bản ghi rõ thành phần đoàn (họ tên phóng viên, cơ quan báo chí, quốc tịch, số hộ chiếu, năm sinh), mục đích, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm làm việc, câu hỏi dự kiến phỏng vấn, kịch bản phim (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản, Tổng cục Chính trị có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận với cơ quan hướng dẫn phóng viên nước ngoài bằng văn bản.
Phóng viên nước ngoài (Hình từ Internet)
Khi tiếp xúc phóng viên nước ngoài không thường trú tại Việt Nam cần có thái độ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định về Tiếp xúc phóng viên báo chí như sau:
Tiếp xúc phóng viên báo chí
Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng tiếp xúc với phóng viên phải giữ đúng lễ tiết, tác phong quân nhân; không sử dụng tiếng nước ngoài khi giao tiếp với phóng viên của các cơ quan báo chí nước ngoài; khi trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin cho phóng viên báo chí nội dung liên quan đến quân đội phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, cơ quan bảo vệ an ninh, tuyên huấn của đơn vị có trách nhiệm ghi âm, ghi hình cuộc trả lời phỏng vấn.
Theo quy định trên, cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng tiếp xúc với phóng viên phải giữ đúng lễ tiết, tác phong quân nhân.
Đồng thời, không sử dụng tiếng nước ngoài khi giao tiếp với phóng viên của các cơ quan báo chí nước ngoài. Khi trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin cho phóng viên báo chí nội dung liên quan đến quân đội phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp cần thiết, cơ quan bảo vệ an ninh, tuyên huấn của đơn vị có trách nhiệm ghi âm, ghi hình cuộc trả lời phỏng vấn.
Cục Tuyên huấn có trách nhiệm gì trong việc quản lý phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí trong Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 16 Thông tư 03/2019/TT-BQP quy định như sau:
Trách nhiệm của Cục Tuyên huấn
...
6. Chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ an ninh Quân đội và các Cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định phóng viên, nội dung kịch bản, nội dung phỏng vấn của phóng viên báo chí trong nước, nước ngoài liên quan đến hoạt động quân sự, quốc phòng và hoạt động đối ngoại quốc phòng; quản lý phóng viên trong nước và nước ngoài vào hoạt động báo chí trong Bộ Quốc phòng.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các cơ quan báo chí trong Bộ Quốc phòng chấp hành các quy định của pháp luật về báo chí .
Theo quy định trên, Cục Tuyên huấn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ an ninh Quân đội và các Cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định phóng viên, nội dung kịch bản, nội dung phỏng vấn của phóng viên báo chí nước ngoài liên quan đến hoạt động quân sự, quốc phòng và hoạt động đối ngoại quốc phòng. Đồng thời, quản lý phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí trong Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?