Phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 4 thì phải có bao nhiêu nhân lực có trình độ đại học?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 4 thì phải có bao nhiêu người có trình độ đại học? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 4 thì phải có bao nhiêu nhân lực có trình độ đại học?

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về nhân lực như sau:

Nhân lực
1. Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen phải có tối thiểu 07 cán bộ cơ hữu có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng dài hạn của tổ chức khoa học công nghệ có Phòng thí nghiệm, trong đó có 04 cán bộ có trình độ đại học trở lên và 03 kỹ thuật viên có kinh nghiệm chuyên môn về công nghệ sinh học hoặc các lĩnh vực phù hợp với phạm vi đăng ký hoạt động.
a) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1: Tối thiểu 02 cán bộ có trình độ trên đại học. Lãnh đạo Phòng có trình độ thạc sĩ trở lên và có ít nhất 03 năm hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ sinh học;
b) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2: Tối thiểu 02 cán bộ có trình độ trên đại học. Lãnh đạo Phòng có trình độ tiến sĩ và có ít nhất 03 năm hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ sinh học;
c) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3: Tối thiểu 03 cán bộ có trình độ trên đại học. Lãnh đạo Phòng có trình độ tiến sĩ và có ít nhất 05 năm hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ sinh học;
d) Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4: Tối thiểu 03 cán bộ có trình độ trên đại học. Lãnh đạo Phòng có trình độ tiến sĩ, có ít nhất 05 năm hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ sinh học, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm quản lý điều hành một đơn vị và có ít nhất 01 công bố trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến sinh vật biến đổi gen đăng ký nghiên cứu.
2. Cán bộ khoa học và kỹ thuật viên phải có chứng chỉ tập huấn về an toàn sinh học (theo mẫu P8-CC quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) do cơ quan được Bộ Khoa học và Công nghệ ủy quyền cấp (trừ trường hợp các cán bộ khoa học và kỹ thuật đã được các phòng thí nghiệm đạt chuẩn của nước ngoài cấp chứng chỉ tập huấn về an toàn sinh học).

Như vậy, theo quy định trên thì phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 4 thì tối thiểu phải có 03 cán bộ có trình độ đại học trở lên.

Phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm (Hình từ Internet)

Phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 4 thì phải có những trang thiết bị nào?

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 8 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định về trang thiết bị dụng cụ như sau:

Trang thiết bị, dụng cụ
1. Khu thí nghiệm chính có đầy đủ trang thiết bị nghiên cứu đảm bảo yêu cầu của nội dung hoạt động theo cấp độ an toàn sinh học. Các thiết bị được hiệu chuẩn và bảo trì định kỳ, đảm bảo hoạt động tốt, có hướng dẫn sử dụng và thông tin giới hạn sử dụng an toàn cho phép của thiết bị bằng tiếng Việt.
a) Đối với phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 1:
Phân khu chuẩn bị có tủ đựng hóa chất, dụng cụ, tủ lạnh sâu âm 86oC, tủ lạnh thường, tủ ấm, sấy, nuôi cấy, cân phân tích, kính hiển vi, máy ly tâm và các thiết bị có liên quan khác; phân khu thao tác có máy nhân gen, thiết bị soi gen, máy lai ADN, bộ điện di, máy rung, máy lắc, bộ pipetman và các thiết bị có liên quan khác; phân khu xử lý có nồi hấp khử trùng ướt, dụng cụ đựng rác chuyên dụng và các thiết bị có liên quan khác; trang bị bảo hộ lao động có khẩu trang, găng tay, áo blouse, kính mắt (nếu cần);
b) Đối với phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2:
Ngoài các quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này, phân khu thao tác còn được trang bị thêm thiết bị chuyển gen, tủ an toàn sinh học cấp 2;
c) Đối với phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3:
Ngoài các quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này, phòng thao tác có áp suất âm được trang bị tủ an toàn sinh học cấp 3 thay cho tủ an toàn sinh học cấp 2;
d) Đối với phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4:
Ngoài các quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này, phòng thao tác còn được trang bị thêm tủ hấp ướt hai cửa.
2. Khu phụ trợ
Có đủ các thiết bị, dụng cụ chăm sóc thích hợp với từng loại sinh vật biến đổi gen; dụng cụ, thiết bị thu gom, đốt, tiêu hủy sinh vật biến đổi gen và các chất thải, mẫu thải của sinh vật chuyển gen; thiết bị chống cháy, nổ; các trang bị bảo hộ cho người làm việc.

Theo đó, phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 4 thì phải phải đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ theo quy định này.

Phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 4 được vận hành như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN, có quy định vận hành phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen như sau:

Quy định vận hành Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
4. Đối với Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp 4
a) Chỉ được thực hiện các nội dung nghiên cứu trên các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 4 và Khoản 4 Điều 5 của Thông tư Quy định về an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Các hoạt động vận hành Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen an toàn sinh học cấp phải tuân thủ quy định tại các Điểm b, c, d, h Khoản 1 và các Điểm d, đ Khoản 3 của Điều này;
c) Chuẩn bị trang bị bảo hộ: thay quần áo trước khi vào phòng thí nghiệm; chỉ sử dụng quần áo, giày bảo hộ trong phòng thí nghiệm, khi ra khỏi phòng phải thay trước khi tắm rửa. Quần áo bảo hộ phải được khử trùng trong túi hoặc hộp kín và được hấp sấy ở nhiệt độ cao bằng hơi nước;
d) Ghi nhật ký thí nghiệm: phải ghi chép đầy đủ diễn biến, kết quả thí nghiệm, các thông tin về an toàn sinh học và đánh giá nguy cơ rủi ro, thời gian ra vào Phòng thí nghiệm của người thao tác thí nghiệm;
đ) Các mẫu vật nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen dư thừa hoặc không dùng đến phải được phân loại, thu gom triệt để, bao gói kín riêng từng loại để vào thùng chứa đảm bảo an toàn và tiến hành hấp sấy trước khi rửa hoặc thải ra môi trường;
e) Xử lý sau thí nghiệm: các chất thải, các dụng cụ đã sử dụng được bao gói kín riêng từng loại để vào thùng chứa đảm bảo an toàn và chỉ được mở ra khi đã cách ly hoàn toàn khỏi phòng thí nghiệm. Tiến hành hấp sấy trước khi rửa hoặc thải ra môi trường.

Như vậy, theo quy định trên thì Phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen an toàn sinh vật cấp 4 được vận hành theo những quy định trên.

Sinh vật biến đổi gen
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xử phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi vi phạm về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen?
Pháp luật
Sinh vật biến đổi gen là gì? Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm biến đổi gen là gì? Điều kiện cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Được phép yêu cầu bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen không? Sử dụng sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm kinh doanh có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen được phân thành mấy cấp? Có bắt buộc thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra?
Pháp luật
Sản xuất sản phẩm của sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm cần tuân thủ quy định gì? Điều kiện được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?
Pháp luật
Nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen cần đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học ra sao? Có bao nhiêu mức độ an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen?
Pháp luật
Cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen có phải công khai mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học? Nguyên tắc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học là gì?
Pháp luật
Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen có phải chứng minh năng lực không? Ai có thẩm quyền khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh vật biến đổi gen
1,181 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh vật biến đổi gen

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sinh vật biến đổi gen

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào