Phòng thí nghiệm gây ô nhiễm môi trường bị xử lý như thế nào? Các quy định về bảo vệ môi trường phòng thí nghiệm như thế nào?

Tôi muốn hỏi về vấn vấn đề ô nhiễm môi trường ở phòng thí nghiệm. Các phòng thí nghiệm hiện nay thường hay sử dụng các hợp chất nguy hiểm, độc hại để thực hiện các thí nghiệm thì việc xử lý các loại chất đó như thế nào? Việc bảo vệ môi trường đối với phòng thí nghiệm như thế nào?

Bảo vệ môi trường đối với phòng thí nghiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm như sau:

Thứ nhất:

Đối với cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

- Thu gom, xử lý nước thải, khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;

- Xử lý, tiêu hủy mẫu, vật phẩm phân tích thí nghiệm, hóa chất bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

- Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

- Yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai: Đối với cơ sở có nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân:

- Cơ sở nghiên cứu, đào tạo, phòng thí nghiệm có nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

Phòng thí nghiệm gây ô nhiễm môi trường xử lý như thế nào? Các quy định về bảo vệ môi trường phòng thí nghiệm như thế nào?

Phòng thí nghiệm gây ô nhiễm môi trường xử lý như thế nào? Các quy định về bảo vệ môi trường phòng thí nghiệm như thế nào?

Một số quy định về trang thiết bị an toàn phòng thí nghiệm trong việc bảo vệ môi trường

Căn cứ theo quy định tại điểm b, d khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư 04/2019/TT-BKHCN quy định về trang thiết bị an toàn và trang thiết bị bảo hộ lao động trong phòng thí nghiệm như sau:

Thứ nhất: Đối với hóa chất độc hại dễ bay hơi:

- Khu vực sử dụng hóa chất độc hại dễ bay hơi phải có tủ hút độc phù hợp, quạt thông gió hoặc hệ thống thiết bị thu gom, xử lý khí bảo đảm đáp ứng yêu cầu khí thải ra môi trường;

Thứ hai: Hóa chất có đặc tính nguy hiểm khác

- Các phòng thí nghiệm có sử dụng loại hóa chất có đặc tính nguy hiểm khác được trang bị trang thiết bị an toàn hoặc có giải pháp phù hợp để bảo đảm an toàn cho người và bảo vệ môi trường.

Thứ ba: Quy định về cơ sở thiết bị:

- Bố trí hệ thống thông gió, hệ thống cảnh báo sự cố, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện, hệ thống cấp, thu gom, xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định về phòng chống cháy, nổ, ăn mòn, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

- Mỗi phòng thí nghiệm tùy theo tính chất chuyên môn ban hành quy định riêng bảo đảm an toàn cho người, tài sản và môi trường trong quá trình sử dụng, bảo quản hóa chất nguy hiểm.

Như vậy, việc bảo vệ môi trường trong hoạt động phòng thí nghiệm và yêu cầu đối với các cơ sở vật chất, thiết bị phòng thí nghiệm nhằm bảo vệ môi trường được quy định như trên.

Xử phạt đối với hoạt động xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d khoản 21 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP) về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện Giấy phép xử lý chất thải nguy hại như sau:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng các quy định theo nội dung hợp đồng xử lý chất thải nguy hại;

b) Không lắp đặt các bảng hướng dẫn dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại theo quy định;

c) Không lưu giữ chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại; thiết bị chuyên dụng phục vụ lưu giữ chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại hoặc thiết bị xử lý chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; không thu gom triệt để chất thải nguy hại và để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm hoặc làm phát tán ra môi trường xung quanh;

d) Không lập Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm gửi cơ quan có thẩm quyền; không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đối với Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm theo quy định.

e) Không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm của cơ quan cấp phép.

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

Ngoài ra áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm i khoản 21 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP) như sau:

- Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại, văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Đồng thời, bị buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Pháp luật
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì? Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường gồm các hoạt động nào? Các hoạt động đầu tư kinh doanh nào về bảo vệ môi trường được Nhà nước hỗ trợ?
Pháp luật
Để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
4,844 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào