Phòng Quản lý đô thị chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện như thế nào? Phải trình Ủy ban nhân dân cấp huyện những văn bản dự thảo nào?
Cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gọi là gì?
Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Thông tư áp dụng đối với:
...
2. Cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng).
Theo đó, cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gọi là Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
Phòng Quản lý đô thị chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện như thế nào? (Hình từ Internet)
Phòng Quản lý đô thị chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 15/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải và các lĩnh vực khác được giao theo quy định của pháp luật (những lĩnh vực khác thuộc Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng do Bộ quản lý ngành hướng dẫn).
2. Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về giao thông vận tải của Sở Giao thông vận tải.
Theo đó, Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải và các lĩnh vực khác được giao theo quy định của pháp luật (những lĩnh vực khác thuộc Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng do Bộ quản lý ngành hướng dẫn).
Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có con dấu và tài khoản riêng. Và chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về giao thông vận tải của Sở Giao thông vận tải.
Phòng Quản lý đô thị có nhiệm vụ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện những văn bản dự thảo nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 15/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn;
b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng;
c) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn;
d) Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Dự thảo quyết định phân loại đường huyện, đường xã theo quy định của pháp luật.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công.
3. Tổ chức thực hiện và theo dõi thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các văn bản khác về giao thông vận tải sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý.
5. Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không xảy ra trên địa bàn.
...
Theo đó, phòng Quản lý đô thị có nhiệm vụ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện những văn bản sau:
- Dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn;
- Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng;
- Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn;
- Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Dự thảo quyết định phân loại đường huyện, đường xã theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?