Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ tổng hợp Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tham mưu giúp Vụ trưởng việc trả lời khiếu nại của đơn vị được kiểm toán?
- Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ tổng hợp Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tham mưu giúp Vụ trưởng việc trả lời khiếu nại của đơn vị được kiểm toán không?
- Chức năng của Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ tổng hợp Kiểm toán nhà nước là gì?
- Muốn thay đổi nhiệm vụ của Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ tổng hợp Kiểm toán nhà nước thì cần xin ý kiến của ai?
Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ tổng hợp Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tham mưu giúp Vụ trưởng việc trả lời khiếu nại của đơn vị được kiểm toán không?
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1302/QĐ-KTNN năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trực thuộc Vụ Tổng hợp Kiểm toán nhà nước như sau:
Điều 4.
....
Phòng Ngân sách địa phương có các nhiệm vụ sau:
1. Tham mưu giúp Vụ trưởng việc xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương; thẩm định, theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ngân sách địa phương; căn cứ tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu giúp Vụ trưởng đề xuất phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
2. Tham mưu giúp Vụ trưởng đề xuất việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán.
3. Tham mưu giúp Vụ trưởng thẩm định kế hoạch kiểm toán của từng cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương trước khi Vụ trưởng trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quyết định kiểm toán.
4. Tham mưu giúp Vụ trưởng thẩm định báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký công bố; đề nghị Vụ trưởng xem xét, đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương; trường hợp cần thiết, đề xuất Vụ trưởng xem xét, đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định trưng cầu giám định chuyên môn đối với các báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương; thẩm định hồ sơ đính chính báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương do các đơn vị gửi đến, trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định.
5. Tham mưu giúp Vụ trưởng trình Tổng KTNN việc thành lập Hội đồng kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
6. Tham mưu giúp Vụ trưởng tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán năm đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương (kể cả chi ĐTXD).
7. Phối hợp với Phòng Phòng, chống tham nhũng tham mưu cho Vụ trưởng trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc, hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
8. Tham mưu giúp Vụ trưởng tham gia xây dựng và đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
9. Phối hợp với Phòng Ngân sách trung ương thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; tham gia với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Tài chính - Ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Bộ Tài chính trong việc xem xét, thẩm tra, giám sát các báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
10. Tham mưu giúp Vụ trưởng chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước theo chuyên đề, nội dung yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
11. Tham mưu giúp Vụ trưởng quản lý việc phát hành báo cáo kiểm toán và việc tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương theo quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước.
12. Tham mưu giúp Vụ trưởng việc gửi báo cáo kiểm toán và cung cấp kết quả kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước.
13. Tham mưu giúp Vụ trưởng việc trả lời khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về những nội dung kết luận, kiến nghị trong các báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
14. Tham mưu giúp Vụ trưởng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động kiểm toán của các đơn vị trong ngành thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
15. Phối hợp với các phòng khác thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ khác có liên quan đến chức năng của Phòng.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Vụ trưởng giao hoặc ủy quyền.
Như vậy, Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ tổng hợp Kiểm toán nhà nước là đơn vị có nhiệm vụ tham mưu giúp Vụ trưởng việc trả lời khiếu nại của đơn vị được kiểm toán.
Chức năng của Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ tổng hợp Kiểm toán nhà nước là gì?
Tại Điều 4 Quyết định 1302/QĐ-KTNN năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trực thuộc Vụ Tổng hợp Kiểm toán nhà nước như sau:
Điều 4. Phòng Ngân sách địa phương có chức năng tham mưu, giúp Vụ trưởng Vụ Tổng hợp quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương; phối hợp với Phòng Ngân sách trung ương chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Theo đó, Phòng Ngân sách địa phương có chức năng sau:
- Tham mưu, giúp Vụ trưởng Vụ Tổng hợp quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương;
- Phối hợp với Phòng Ngân sách trung ương chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Muốn thay đổi nhiệm vụ của Phòng Ngân sách địa phương thuộc Vụ tổng hợp Kiểm toán nhà nước thì cần xin ý kiến của ai?
Tại Điều 8 Quyết định 1302/QĐ-KTNN năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trực thuộc Vụ Tổng hợp Kiểm toán nhà nước như sau:
Điều 8. Việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng do Vụ trưởng quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, nếu muốn thay đổi nhiệm vụ của phòng thì sẽ do Vụ trưởng quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?