Phòng lưu trữ cơ quan hành chính nhà nước được thiết kế ở công sở có số lượng hồ sơ lưu trữ bao nhiêu?
- Tại công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp Tỉnh và cấp huyện có yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng đối với các công trình xây mới như thế nào?
- Phòng lưu trữ cơ quan hành chính nhà nước được thiết kế ở công sở có số lượng hồ sơ lưu trữ bao nhiêu?
- Phòng máy tính và quản trị mạng tại cơ quan hành chính nhà nước được quy định ra sao?
- Công sở cơ quan hành chính nhà nước yêu cầu về khu vệ sinh phải được thiết kế ra sao?
Tại công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp Tỉnh và cấp huyện có yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng đối với các công trình xây mới như thế nào?
Cụ thể được quy định theo tiểu mục b, tiểu mục c Mục 6.9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế có quy định:
* Đối với công sở của cơ quan hành chính nhà nước cấp Tỉnh:
- Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân bố trí ở khu vực trung tâm chính trị, trong cùng một khuôn viên, bố trí sân vườn, cây xanh, ngoại thất, tạo sự gắn kết giữa các công trình thành một quần thể kiến trúc hài hòa với cảnh quan kiến trúc khu vực, tạo thành trung tâm hành chính của đô thị. Công sở cấp Tỉnh cần được nghiên cứu thiết kế hợp khối.
- Khối cơ quan chuyên môn gồm hai hay nhiều cơ quan, có mối quan hệ chức năng, hợp khối thành liên cơ quan, bố trí trong cùng một khuôn viên hoặc ở các vị trí khác nhau trong đô thị, thành khu hành chính tập trung.
* Đối với công sở cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện:
- Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân được bố trí ở khu vực trung tâm, trong cùng một khuôn viên, theo hướng hợp khối thành liên cơ quan, tạo thành trung tâm hành chính của đô thị;
- Các cơ quan chuyên môn được bố trí trong một khối riêng, bố trí ở xung quanh, nhưng không cùng trong một khuôn viên với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân;
- Chú ý quy hoạch tổ hợp mặt bằng các công trình để tạo ra quảng trường là trung tâm của đô thị.
Phòng lưu trữ cơ quan hành chính nhà nước được thiết kế ở công sở có số lượng hồ sơ lưu trữ bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Phòng lưu trữ cơ quan hành chính nhà nước được thiết kế ở công sở có số lượng hồ sơ lưu trữ bao nhiêu?
Theo Mục 7.8.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định về phòng lưu trữ như sau:
Phòng lưu trữ
7.8.7.1. Phòng lưu trữ cơ quan thường được thiết kế ở công sở có số lượng hồ sơ lưu trữ dưới 12 000 đơn vị đầu sách, tài liệu, bao gồm nơi nhận và xử lý tài liệu, nơi giao và khai thác (đọc) tài liệu, kho lưu trữ tài liệu. Tiêu chuẩn diện tích tham khảo tại phụ lục C của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Việc tổ chức lưu trữ chung các tài liệu, hồ sơ của tỉnh, hoặc quận, huyện tại trung tâm lưu trữ nhà nước có thể tham khảo theo hướng dẫn thiết kế chuyên ngành, hoặc có thể tham khảo các mẫu thiết kế điển hình do Bộ Xây dựng ban hành.
7.8.7.2. Phòng hồ sơ, phòng tư liệu và kho sách phải có các biện pháp phòng cháy, chống nồm ẩm, tránh bụi, mối mọt và tia tử ngoại. Nền nhà phải dùng nền nhà không tạo ra bụi, dễ dọn vệ sinh.
Phòng hồ sơ, phòng tư liệu và kho sách phải được chiếu sáng đầy đủ, thông gió tốt, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Theo đó, phòng lưu trữ cơ quan thường được thiết kế ở công sở có số lượng hồ sơ lưu trữ dưới 12.000 đơn vị đầu sách, tài liệu, bao gồm nơi nhận và xử lý tài liệu, nơi giao và khai thác (đọc) tài liệu, kho lưu trữ tài liệu. Tiêu chuẩn diện tích tham khảo tại phụ lục C của tiêu chuẩn này.
Phòng máy tính và quản trị mạng tại cơ quan hành chính nhà nước được quy định ra sao?
Theo Mục 7.8.8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định về phòng máy tính và quản trị mạng như sau:
Phòng máy tính và quản trị mạng
7.8.8.1. Đối với cơ quan có phòng máy tính và quản trị mạng riêng (nối mạng nội bộ, mạng Chính phủ và các địa phương khác) phải có trung tâm tích hợp dữ liệu.
7.8.8.2. Phòng máy tính, quản trị mạng và trung tâm tích hợp dữ liệu phải dựa vào loại máy móc và yêu cầu công nghệ để thiết kế mặt bằng kiến trúc và môi trường trong phòng tương ứng. Phòng đặt máy được bố trí xa các nguồn nhiễu loạn điện từ. Diện tích không nhỏ hơn 24 m2.
7.8.8.3. Các thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy xử lý giấy tờ loại nhỏ, máy phô tô cũng như máy hủy giấy có thể bố trí ở trong phòng làm việc.
7.8.8.4. Phòng in ấn của cơ quan được thiết kế theo yêu cầu sử dụng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong báo cáo đầu tư.
7.8.8.5. Bộ phận tổng đài điện thoại.
Khi liên cơ quan hoặc cơ quan có tổng đài điện thoại dưới 100 số thì phải thiết kế tổng đài điện thoại với tiêu chuẩn diện tích như sau:
- Phòng làm việc cho nhân viên từ 9 m2 đến 12 m2
- Phòng thiết bị từ 9 m2 đến 12 m2
- Đối với tổng đài điện thoại trên 100 số, thiết kế theo các thông số kỹ thuật của thiết bị.
Công sở cơ quan hành chính nhà nước yêu cầu về khu vệ sinh phải được thiết kế ra sao?
Về khu nhà vệ sinh thì tại Mục 7.9.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định cụ thể như sau:
Khu vệ sinh
7.9.7.1. Phòng vệ sinh được thiết kế riêng cho nam và nữ, được bố trí theo tầng nhà hoặc theo các ngôi nhà độc lập. Có thể bố trí phòng tắm trong khu vệ sinh. Phòng tắm có chỗ thay quần áo với diện tích không lớn hơn 3 m2.
7.9.7.2. Được phép thiết kế phòng vệ sinh liền kề phòng tiếp khách quốc tế, phòng làm việc của cấp tương đương Bộ trưởng. Trong phòng vệ sinh được trang bị: xí bệt, tiểu treo, chậu rửa tay, gương soi và thiết bị hơ khô tay.
7.9.7.3. Cần bố trí chỗ vệ sinh kinh nguyệt cho nữ cán bộ công chức trong cơ quan theo tỷ lệ 25 nữ cho một chỗ có diện tích 2 m2.
7.9.7.4. Số lượng thiết bị vệ sinh được thiết kế theo định mức một tiểu, một xí, một chậu rửa tay cho từ 25 người đến 30 người sử dụng. Mỗi khu vệ sinh không được vượt quá 10 bệ xí.
CHÚ THÍCH: Khi thiết kế phòng vệ sinh phải tính đến nhu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật phải tuân theo quy định có liên quan [5].
7.9.7.5. Lối vào các khu vệ sinh phải qua phòng đệm. Cửa khu vệ sinh không được mở trực tiếp ra không gian làm việc, sảnh tầng và sảnh thang máy,
7.9.7.6. Cứ 2 tầng nhà được phép thiết kế một chỗ để dụng cụ vệ sinh, có diện tích từ 1 m2 đến 2 m2.
7.9.7.7. Trong phòng vệ sinh cần có chiếu sáng tự nhiên, không trực tiếp thông gió tự nhiên đối lưu với phòng kề bên. Có thể bố trí thiết bị thông gió nhân tạo.
7.9.8. Phòng thường trực, bảo vệ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?