Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước có chức năng gì?
- Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Cơ cấu tổ chức của Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước?
- Cục Quản lý tài nguyên nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những nội dung nào?
Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước có chức năng gì?
Chức năng của Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước theo Điều 1 Quyết định 80/QĐ-TNN năm 2008 cụ thể:
Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước, có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện công tác khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế thuộc chức năng nhiệm vụ của Cục.
Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước (Hình từ Internet)
Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước tại Điều 2 Quyết định 80/QĐ-TNN năm 2008 cụ thể:
- Trình Cục trưởng kế hoạch nghiên cứu dài hạn, năm (5) năm và hằng năm về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước; theo dõi, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện.
- Tổ chức triển khai việc thực hiện các chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Tổ chức thẩm định và nghiệm thu các chương trình, đề án, đề tài, dự án khoa học, công nghệ của Cục; tổng hợp báo cáo Cục trưởng kết quả thực hiện.
- Tuyên truyền và phổ biến việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Làm đầu mối trong việc thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế và các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến tài nguyên nước.
- Theo dõi thực hiện các điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập trong lĩnh vực tài nguyên nước; tổng hợp báo cáo Cục trưởng việc thực hiện.
- Tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực có chung nguồn nước với Việt Nam.
- Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tài nguyên nước; thực hiện các chương trình, dự án, đề án, đề tài về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế theo sự phân công của Cục trưởng.
- Thường trực Hội đồng khoa học, công nghệ của Cục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Cục trưởng.
Cơ cấu tổ chức của Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước?
Tại Điều 3 Quyết định 80/QĐ-TNN năm 2008 quy định như sau:
Lãnh đạo Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế có Trưởng phòng và một số Phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được giao và điều hành mọi hoạt động của phòng.
Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực công tác được phân công.
Cục Quản lý tài nguyên nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những nội dung nào?
Những nội dung Cục Quản lý tài nguyên nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 2866/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chiến lược, cơ chế, chính sách và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm trong lĩnh vực tài nguyên nước; những nội dung về kinh tế tài nguyên nước theo quy định;
c) Quy hoạch, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án về tài nguyên nước; kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; các kế hoạch, biện pháp phòng, chống, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
d) Phương án giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng;
đ) Phương án, biện pháp điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông;
e) Văn bản chấp thuận về phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch vùng, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; chấp thuận về nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng nước đối với quy hoạch thủy lợi, thủy điện, cấp nước và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền;
g) Danh mục lưu vực sông liên tỉnh; danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; danh mục các đầm, ao, hồ, phá không được san lấp trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông liên tỉnh;
h) Công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng giới hạn khai thác của các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất; điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?