Phòng, chống sinh vật gây hại được quy định như thế nào? Chủ thực vật có những quyền và nghĩa vụ gì?
Phòng, chống sinh vật gây hại được quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định yêu cầu phòng, chống sinh vật gây hại thực vật như sau:
- Chủ động thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại bao gồm sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, vệ sinh đồng ruộng, bố trí thời vụ, sử dụng phân bón, mật độ hợp lý và các biện pháp khác thân thiện với môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng sức đề kháng, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sinh vật gây hại, bảo vệ và phát triển sinh vật có ích.
- Thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả, không để sinh vật gây hại lây lan; coi trọng biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, vật lý, cơ giới và kinh nghiệm truyền thống của nhân dân. Chủ động thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
- Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi đã áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng mật độ sinh vật gây hại vẫn gia tăng có nguy cơ gây thiệt hại đến năng suất, chất lượng cây trồng.
- Biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải được phổ biến, tuyên truyền, tập huấn sâu rộng trong nhân dân, bảo đảm an toàn đối với người, thực vật, động vật và môi trường.
Phòng, chống sinh vật gây hại
Chủ thực vật có những quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Điều 15 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật như sau:
- Chủ thực vật có quyền sau đây:
+ Được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại, biện pháp duy trì điều kiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
+ Tham gia chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
+ Chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phù hợp với khả năng, điều kiện và đáp ứng quy định tại Điều 14 của Luật này;
+ Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật và được bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật;
+ Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định.
- Chủ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
+ Theo dõi, phát hiện kịp thời sinh vật gây hại và áp dụng biện pháp phù hợp để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật hiệu quả, an toàn, không để lây lan;
+ Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng;
+ Cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại thực vật, phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu;
+ Thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật;
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này;
+ Khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.
Những hành vi nào được xem là hành vi cấm?
Căn cứ Điều 13 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định hành vi bị cấm như sau:
- Sử dụng biện pháp bảo vệ và kiểm dịch thực vật trái quy định của Luật này.
- Không áp dụng hoặc cố ý áp dụng không đúng các biện pháp chống dịch.
- Nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại hoặc sử dụng giống cây bị nhiễm sinh vật gây hại trong Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, Danh mục đối tượng phải kiểm soát mà chưa được xử lý.
- Phát tán sinh vật gây hại.
- Đưa đất, nhập khẩu sinh vật gây hại vào Việt Nam, nhân nuôi sinh vật gây hại, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật giả, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này.
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hoặc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
- Sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thải bỏ, thu gom, xử lý thuốc và bao gói thuốc bảo vệ thực vật trái quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kế hoạch kiểm tra nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình mới nhất? Cách xác định dự toán xây dựng công trình?
- Mẫu đề cương kiểm định xây dựng mới nhất? Hướng dẫn trình tự thực hiện kiểm định xây dựng theo Thông tư 10?
- Thế nào là diện tích đất công nghiệp? Diện tích đất công nghiệp được dùng với mục đích gì theo Nghị định 32?
- Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thuộc thẩm quyền của ai?