Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là gì? Lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những gì?
Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là gì?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 4 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là các hoạt động ngoại giao, kinh tế, quân sự, an ninh, thực thi pháp luật, tình báo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý, ứng phó, khắc phục hậu quả của hoạt động phổ biến, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, giảm thiểu rủi ro hoặc tác nhân nguy hiểm và tiến tới loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo đó, phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là các hoạt động ngoại giao, kinh tế, quân sự, an ninh, thực thi pháp luật, tình báo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý, ứng phó, khắc phục hậu quả của hoạt động phổ biến, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, giảm thiểu rủi ro hoặc tác nhân nguy hiểm và tiến tới loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Hình từ Internet)
Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí
1. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do ngân sách nhà nước đảm bảo và sử dụng trong dự toán hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp hiện hành. Việc lập dự toán và thanh quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do ngân sách nhà nước đảm bảo và sử dụng trong dự toán hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp hiện hành và nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Việc lập dự toán và thanh quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Lực lượng và phương tiện chuyên dụng ứng phó khắc phục hậu quả về hạt nhân, phóng xạ, hóa học, sinh học thuộc Bộ Quốc phòng và các lực lượng khác được quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ của Điều này khi có yêu cầu;
c) Các nhà khoa học trong các lĩnh vực về hạt nhân, phóng xạ, hóa học, sinh học, y tế, công nghệ thông tin, an ninh mạng, lĩnh vực tài chính và ngành nghề phi tài chính có liên quan; chuyên gia trong lĩnh vực khác có liên quan;
d) Các tổ chức, chuyên gia và lực lượng quốc tế;
đ) Các cơ quan tổ chức, cá nhân khác được huy động tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý được quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Theo đó, lực lượng, phương tiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm:
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
- Lực lượng và phương tiện chuyên dụng ứng phó khắc phục hậu quả về hạt nhân, phóng xạ, hóa học, sinh học thuộc Bộ Quốc phòng và các lực lượng khác được quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ của Điều này khi có yêu cầu;
- Các nhà khoa học trong các lĩnh vực về hạt nhân, phóng xạ, hóa học, sinh học, y tế, công nghệ thông tin, an ninh mạng, lĩnh vực tài chính và ngành nghề phi tài chính có liên quan; chuyên gia trong lĩnh vực khác có liên quan;
- Các tổ chức, chuyên gia và lực lượng quốc tế;
- Các cơ quan tổ chức, cá nhân khác được huy động tham gia phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí môn bài bậc 2 bao nhiêu tiền năm 2025? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình lớp 5 mẫu tham khảo?
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?