Phòng chống khủng bố bao gồm những hoạt động nào? Chính sách phòng chống khủng bố đối với người tham gia phòng chống khủng bố?
Phòng chống khủng bố gồm những hoạt động nào?
Khủng bố được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;
- Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013;
- Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013;
- Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013;
- Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, phòng, chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.
Phòng chống khủng bố bao gồm những hoạt động nào theo quy định pháp luật về phòng, chống khủng bố? (Hình từ Internet)
Ngoài lực lượng chống khủng bố là các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an thì lực lượng chống khủng bố còn có những cơ quan, đơn vị nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 quy định về lực lượng chống khủng bố như sau:
Lực lượng chống khủng bố
1. Lực lượng chống khủng bố gồm:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;
b) Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngoài lực lượng chống khủng bố là các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an thì lực lượng chống khủng bố còn có các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố và các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.
Chính sách phòng chống khủng bố đối với người tham gia phòng chống khủng bố bị thương tích được quy định thế nào?
Chính sách phòng, chống khủng bố được quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013, cụ thể như sau:
Chính sách phòng, chống khủng bố
1. Nhà nước lên án và nghiêm trị mọi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố; sử dụng đồng bộ các biện pháp để tổ chức phòng, chống khủng bố; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố.
2. Nhà nước có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động phòng, chống khủng bố.
3. Nhà nước ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng chống khủng bố, tài trợ khủng bố.
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.
5. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống khủng bố thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
6. Nhà nước có chính sách khoan hồng đối với tổ chức, cá nhân chủ động từ bỏ ý định khủng bố, tài trợ khủng bố; tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc trước khi hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố bị phát giác mà cố gắng ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại, khắc phục hậu quả xảy ra và tự thú, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử khủng bố, tài trợ khủng bố.
Như vậy, người tham gia phòng chống khủng bố bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống khủng bố thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được sử dụng để làm gì? Kho bảo thuế có phải là địa bàn hoạt động hải quan không?
- Xã luận 20 11 ngắn gọn nhất 2024? Xã luận báo tường hay ngắn gọn nhất 20 11 2024 Ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì? Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
- Ý nghĩa ngày 20 11 ngắn gọn? Bài viết ý nghĩa ngày 20 11? Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 2024 thế nào?
- Định mức KT-KT quy định mấy mức độ giám định quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước như nào?