Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Theo khoản 1.2 Điều 5 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chuẩn của Cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ (sau đây gọi là Kiểm toán viên):
Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
1.1. Đối với Kiểm toán viên
a) Có bằng đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với các lĩnh vực kiểm toán.
b) Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm toán.
c) Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của Ngành và các lĩnh vực chuyên môn được giao.
d) Có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên.
1.2. Đối với Trưởng và Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ
Ngoài các tiêu chuẩn nêu tại Điểm 1 Điều này thì Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn phải có bằng Đại học một trong các chuyên ngành tài chính, kế toán hoặc kiểm toán và là chuyên viên chính hoặc đang giữ chức danh từ Trưởng Phòng trở lên (trường hợp khác do Tổng Giám đốc quyết định).
...
Như vậy, Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Phải có bằng Đại học một trong các chuyên ngành tài chính, kế toán hoặc kiểm toán.
- Là chuyên viên chính hoặc đang giữ chức danh từ Trưởng Phòng trở lên (trường hợp khác do Tổng Giám đốc quyết định).
- Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm toán.
- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của Ngành và các lĩnh vực chuyên môn được giao.
- Có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên.
Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thế nào?
Theo khoản 2.2 Điều 9 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định trách nhiệm của Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ như sau:
Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn các thành viên trong Đoàn kiểm toán
...
2. Phó Trưởng đoàn kiểm toán
Là người giúp Trưởng đoàn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn và chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn về nhiệm vụ được phân công.
...
2.2. Trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Trưởng đoàn về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của những đánh giá, kết luận và kiến nghị trong nội dung Biên bản kiểm toán được Trưởng đoàn phân công.
b) Chịu trách nhiệm giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán được phân công theo yêu cầu của Trưởng đoàn kiểm toán.
...
Theo đó, Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Trưởng đoàn về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của những đánh giá, kết luận và kiến nghị trong nội dung Biên bản kiểm toán được Trưởng đoàn phân công.
- Chịu trách nhiệm giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán được phân công theo yêu cầu của Trưởng đoàn kiểm toán.
Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo khoản 2.1 và khoản 2.3 Điều 9 Quy chế hoạt động kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-BHXH năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Nhiệm vụ của Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ:
+ Trực tiếp chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhằm thực hiện các công việc trong lĩnh vực đã được Trưởng đoàn phân công.
+ Tổng hợp kết quả kiểm toán của các thành viên để lập Biên bản kiểm toán với từng nội dung được phân công.
+ Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện, tình hình thực hiện và các vấn đề khác có liên quan với Trưởng đoàn kiểm toán.
- Quyền hạn của Phó Trưởng Đoàn kiểm toán nội bộ:
+ Báo cáo Trưởng đoàn để yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán.
+ Báo cáo và kiến nghị Trưởng đoàn biện pháp xử lý những thành viên trong Đoàn kiểm toán có sai phạm trong quá trình kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?