Phó Tổng Thanh tra Chính phủ có phải thành viên của Chính phủ không? Ai có quyền bổ nhiệm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ?
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ có phải thành viên của Chính phủ không?
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ có phải thành viên của Chính phủ không, thì theo khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Và theo Điều 1 Nghị định 81/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/12/2023) quy định vị trí và chức năng của Thanh tra Chính phủ như sau:
Vị trí và chức năng
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trước đây, quy định vị trí và chức năng của Thanh tra Chính phủ tại Điều 1 Nghị định 50/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ và Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Do đó thì Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên của chính phủ còn Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thì không phải.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Ai có quyền bổ nhiệm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ?
Người có quyền bổ nhiệm Phó Tổng Thanh tra chính phủ được quy định tại khoản 6 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
...
5. Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.
7. Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật.
8. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
9. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Như phân tích ở trên thì Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là cấp phó của người đứng đầu.
Do đó người có quyền bổ nhiệm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện những công việc nào?
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện những công việc được quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2016/NĐ-CP như sau:
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
2. Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Theo đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Tổng Thanh tra Chính phủ phân công và chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Tổng Thanh tra Chính phủ vắng mặt, một Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được Tổng Thanh tra ủy nhiệm thay Tổng Thanh tra điều hành và giải quyết công việc của cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?
- 8 chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 01/01/2025?
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?