Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phải báo cáo hoặc xin ý kiến Tổng Cục trưởng trước khi quyết định những vấn đề gì?
- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm phụ trách những vấn đề gì?
- Phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự như thế nào?
- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phải báo cáo hoặc xin ý kiến Tổng Cục trưởng trước khi quyết định những vấn đề gì?
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm phụ trách những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về Phó Tổng Cục trưởng như sau:
Phó Tổng cục trưởng
1. Trách nhiệm của Phó Tổng cục trưởng
Phó Tổng cục trưởng phụ trách một số lĩnh vực, địa bàn công tác và đơn vị thuộc Tổng cục theo sự phân công của Tổng Cục trưởng; được sử dụng quyền hạn và nhân danh Tổng Cục trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Cục trưởng về những quyết định của mình.
...
Như vậy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phụ trách một số lĩnh vực, địa bàn công tác và đơn vị thuộc Tổng cục theo sự phân công của Tổng Cục trưởng; được sử dụng quyền hạn và nhân danh Tổng Cục trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Cục trưởng về những quyết định của mình.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về Phó Tổng Cục trưởng như sau:
Phó Tổng cục trưởng
...
2. Phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng cục trưởng
a) Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác thuộc lĩnh vực được Tổng Cục trưởng phân công;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Tổng Cục trưởng trong phạm vi được phân công; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;
c) Chủ động giải quyết công việc được phân công; phối hợp với các Phó Tổng cục trưởng khác để giải quyết công việc có liên quan đến Phó Tổng cục trưởng đó; báo cáo Tổng Cục trưởng quyết định những vấn đề theo quy định tại khoản 3 của Điều này;
d) Đề xuất, báo cáo Tổng Cục trưởng các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn và đơn vị được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng về chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ, về duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính, đoàn kết nội bộ, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng trong các lĩnh vực, đơn vị được phân công phụ trách.
...
Theo đó, phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định cụ thể trên.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phải báo cáo hoặc xin ý kiến Tổng Cục trưởng trước khi quyết định những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về Phó Tổng Cục trưởng như sau:
Phó Tổng cục trưởng
...
3. Những vấn đề Phó Tổng cục trưởng báo cáo Tổng Cục trưởng hoặc xin ý kiến Tổng Cục trưởng trước khi quyết định
a) Những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách mà pháp luật chưa quy định, chưa có trong chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục hoặc mới phát sinh, có vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao;
b) Những vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau giữa Tổng cục với các cơ quan, địa phương; những vấn đề thể hiện quan điểm của Tổng cục;
c) Những vấn đề giữa các Phó Tổng cục trưởng còn có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Tổng Cục trưởng trực tiếp phụ trách;
d) Khi Phó Tổng cục trưởng đi công tác hoặc vắng mặt từ ½ ngày làm việc trở lên;
đ) Những vấn đề quan trọng khác khi Phó Tổng cục trưởng thấy cần thiết phải xin ý kiến hoặc khi Tổng Cục trưởng yêu cầu.
Theo quy định trên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự báo cáo Tổng Cục trưởng hoặc xin ý kiến Tổng Cục trưởng trước khi quyết định những vấn đề sau:
- Những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách mà pháp luật chưa quy định, chưa có trong chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục hoặc mới phát sinh, có vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Những vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau giữa Tổng cục với các cơ quan, địa phương; những vấn đề thể hiện quan điểm của Tổng cục;
- Những vấn đề giữa các Phó Tổng cục trưởng còn có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Tổng Cục trưởng trực tiếp phụ trách;
- Khi Phó Tổng cục trưởng đi công tác hoặc vắng mặt từ 1/2 ngày làm việc trở lên;
- Những vấn đề quan trọng khác khi Phó Tổng cục trưởng thấy cần thiết phải xin ý kiến hoặc khi Tổng Cục trưởng yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?