Phó Thủ tướng Chính phủ do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? Phó Thủ tướng Chính phủ cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung gì về trình độ?
Phó Thủ tướng Chính phủ do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 88 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 88
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ dựa trên nghị quyết của Quốc hội.
Phó Thủ tướng Chính phủ do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Phó Thủ tướng Chính phủ cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung gì về trình độ?
Yêu cầu chung về trình độ đối với Phó Thủ tướng Chính phủ được quy định tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
1. Tiêu chuẩn chung
...
1.3. Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
1.4. Về năng lực và uy tín: Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
...
Như vậy, theo quy định, Phó Thủ tướng Chính phủ cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về trình độ như sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên;
- Trình độ lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp;
- Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
Phó Thủ tướng Chính phủ được quyền thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ trong trường hợp nào?
Trường hợp thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ được quy định tại khoản 3 Điều 95 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 95
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
2. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định, khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hoạt động xây dựng, chủ nhiệm được hiểu như thế nào? Trách nhiệm cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng?
- WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trong trường hợp nào? Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Ngày 24 tháng 1 là ngày gì? 24 tháng 1 2025 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? 24 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Quên đổi CCCD hết hạn có bị phạt không? Khi nào thì đổi CCCD hết hạn? Làm lại căn cước công dân hết hạn ở đâu?