Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân do ai được quyền bổ nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành?
Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân do ai được quyền bổ nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân:
Theo đó:
- Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân. Trong đó, sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:
+ Đại tướng;
+ Thượng tướng;
+ Trung tướng;
+ Thiếu tướng;
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
- Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
Lưu ý: Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm.
Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó.
Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân do ai được quyền bổ nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)
Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân được quyền không chấp hành mệnh lệnh của cấp trên khi nào?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Công an nhân dân 2018 thì trách nhiệm và nghĩa vụ của Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
3. Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
4. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
Như vậy, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân được quyền không chấp hành mệnh lệnh của cấp trên khi có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó trái pháp luật.
Đồng thời, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh.
Lưu ý: trong trường hợp Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
Những đối tượng nào có trách nhiệm thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Công an nhân dân 2018 trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì những đối tượng sau thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân:
- Quốc hội;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc;
- Ủy ban của Quốc hội;
- Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Đại biểu Quốc hội;
- Hội đồng nhân dân;
- Thường trực Hội đồng nhân dân;
- Ban của Hội đồng nhân dân;
- Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lưu ý: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?