Phó Chủ tịch VFF nào sẽ có trách nhiệm thay quyền Chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch VFF vắng mặt?
Có ít nhất bao nhiêu Phó Chủ tịch trong Ban Chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt nam?
Căn cứ Điều 33 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về cơ cấu tổ chức Ban Chấp hành Liên đoàn như sau:
Cơ cấu Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành bao gồm 23 Uỷ viên trong đó có: 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 19 Ủy viên.
2. Các Ủy viên Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch do Đại hội bầu ra. Mỗi ứng cử viên ứng cử Ban Chấp hành phải được ít nhất một thành viên đề cử bằng văn bản.
3. Nhiệm kỳ của các Ủy viên Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch là 04 (bốn) năm. Những người này có thể được tái cử khi được tín nhiệm.
4. Ủy viên Ban Chấp hành phải là người hoạt động tích cực trong bóng đá, tuyệt đối không phạm pháp trước đó và phải có quốc tịch Việt Nam.
5. Đơn ứng cử, đề cử phải được gửi về Ban Tổng Thư ký của LĐBĐVN ít nhất 40 ngày trước khi diễn ra Đại hội. Danh sách chính thức các ứng cử viên bầu vào BCH sẽ được chuyển tới các thành viên của LĐBĐVN cùng với chương trình Đại hội ít nhất 30 ngày trước khi diễn ra Đại hội.
6. Ủy viên Ban Chấp hành không được là thành viên của Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại.
7. Uỷ viên Ban Chấp hành vắng mặt 02 (hai) lần liên tiếp trong các cuộc họp của Ban Chấp hành mà không có lý do chính đáng sẽ bị miễn nhiệm khỏi Ban Chấp hành. Quyết định khai trừ cuối cùng sẽ do Đại hội quyết định dựa theo Điều 37 của Điều lệ này.
8. Uỷ viên Ban Chấp hành muốn ra khỏi BCH phải nộp đơn cho Ban Chấp hành. Việc ra khỏi BCH chỉ có hiệu lực sau khi Ủy viên đó giao lại toàn bộ công việc, các nguồn tài chính và cơ sở vật chất mà người đó chịu trách nhiệm quản lý cho một cá nhân hoặc một tổ chức được Ban Chấp hành chỉ định.
9. Nếu một vị trí bị khuyết, Ban Chấp hành sẽ phân công người đảm nhiệm công việc của vị trí đó cho đến kỳ Đại hội tiếp theo, khi đó bầu người thay thế trong phần thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
Theo đó, sẽ có ít nhất 03 Phó Chủ tịch trong Ban Chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt nam.
Phó Chủ tịch VFF nào sẽ có trách nhiệm thay quyền Chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch VFF vắng mặt? (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch VFF có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Theo Điều 39 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 thì các Phó Chủ tịch VFF do Đại hội bầu trực tiếp, có trách nhiệm và quyền hạn sau:
(1) Hoạt động theo sự phân công của Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
(2) Giám sát Tổng Thư ký điều hành các lĩnh vực công tác do mình phụ trách và báo cáo kết quả trước Chủ tịch.
Phó Chủ tịch VFF nào sẽ có trách nhiệm thay quyền Chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch VFF vắng mặt?
Căn cứ Điều 38 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về Chủ tịch VFF như sau:
Chủ tịch
1. Chủ tịch LĐBĐVN do Đại hội bầu trực tiếp, có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của LĐBĐVN và là chủ tài khoản;
b) Chịu trách nhiệm báo cáo Ban Chấp hành và các thành viên về hoạt động của LĐBĐVN;
c) Đảm bảo việc thực hiện Điều lệ Liên đoàn, các Quyết định, Nghị quyết của Đại hội, Ban Chấp hành, Thường trực Ban Chấp hành;
d) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chấp hành, Ban Chấp hành, Đại hội. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, một Phó Chủ tịch do Chủ tịch uỷ quyền chủ trì cuộc họp;
đ) Ký các văn bản của LĐBĐVN khi đã được Đại hội, BCH, Thường trực Ban Chấp hành thông qua và các văn bản khác trong phạm vi thẩm quyền;
e) Chịu trách nhiệm về mối quan hệ giữa LĐBĐVN với các thành viên, với FIFA, AFC, AFF, các tổ chức chính trị và các cơ quan khác;
g) Đề xuất bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Tổng thư ký để BCH Liên đoàn phê chuẩn trước khi Chủ tịch ra Quyết định (chỉ Chủ tịch mới có thẩm quyền này);
h) Chủ trì các cuộc họp của các ban khác nếu được đề nghị.
2. Chủ tịch tham gia bỏ phiếu trong cuộc họp Ban Chấp hành. Trong trường hợp số phiếu bầu ngang nhau, Chủ tịch là người bỏ lá phiếu quyết định.
3. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, Phó Chủ tịch đương nhiệm có thời gian tại vị lâu nhất (hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy quyền) sẽ thay Quyền Chủ tịch.
4. Việc quy định bổ sung quyền hạn của Chủ tịch đều phải được quy định trong Quy chế tổ chức nội bộ của LĐBĐVN và phải phù hợp với quy định của FIFA, AFC và AFF.
Như vậy, trong trường hợp Chủ tịch VFF vắng mặt thì Phó Chủ tịch đương nhiệm có thời gian tại vị lâu nhất hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy quyền sẽ thay Quyền Chủ tịch để giải quyết công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?