Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do ai bổ nhiệm? Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước ai?
Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do ai bổ nhiệm? Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 48/2015/QĐ-TTg thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Người có quyền bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quy định tại Điều 4 Quyết định 48/2015/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có Chủ tịch và không quá 03 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Theo đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Các Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có thời gian công tác trong ngành Tài chính bao nhiêu năm?
Thời gian công tác trong ngành Tài chính của Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng Cục trưởng
...
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý: Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền); có thời gian đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 02 năm trở lên.
4. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao. Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
b. Hiện đang giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương, chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên hoặc đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch chuyên viên chính và tương đương, chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên;
c. Có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc tương đương;
d. Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở lên.
Theo quy định trên, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền).
Đồng thời Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có thời gian đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 02 năm trở lên.
Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ tham mưu với Chủ tịch những vấn đề nào?
Những vấn đề mà Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ tham mưu với Chủ tịch được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng Cục trưởng
...
2. Nhiệm vụ:
a. Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng Cục trưởng;
b. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
c. Phối hợp với các Phó Tổng Cục trưởng khác trong quá trình xử lý, giải quyết công việc, quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục;
d. Tham mưu, đề xuất với Tổng Cục trưởng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;
e. Báo cáo, đề xuất với Tổng Cục trưởng phương án xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
f. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Cục trưởng.
...
Như vậy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiệm vụ tham mưu với Chủ tịch các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?