Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam do ai có thẩm quyền bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội?
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam do ai có thẩm quyền bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội.
Hội Luật gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam có được thay mặt Ban Thường trực Trung ương Hội ký các văn bản của Hội không?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Hội, Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội;
b) Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội về mọi hoạt động của Hội; chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội, tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực Trung ương Hội;
c) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực Trung ương Hội;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thường trực Trung ương Hội ký các văn bản của Hội;
đ) Chủ tài khoản, quản lý tài chính và tài sản của Hội;
e) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền cho một Phó Chủ tịch chuyên trách.
3. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội.
Theo đó, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam có quyền thay mặt Ban Thường trực Trung ương Hội ký các văn bản của Hội.
Tôn chỉ, mục đích của Hội Luật gia Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Tên gọi, tôn chỉ, mục đích của Hội Luật gia Việt Nam
1. Tên gọi
- Tên Tiếng Việt: Hội Luật gia Việt Nam.
- Tên Tiếng Anh: Viet Nam Lawyers’ Association.
- Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: VLA.
2. Tôn chỉ, mục đích
Hội Luật gia Việt Nam tập hợp, đoàn kết các luật gia đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tự nguyện hoạt động nhằm góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân, xây dựng nền khoa học, pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; tham gia và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức luật gia trên thế giới và các tổ chức khác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước vì mục đích chung là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Theo đó, Hội Luật gia Việt Nam tập hợp, đoàn kết các luật gia đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tự nguyện hoạt động nhằm góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân, xây dựng nền khoa học, pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hội Luật gia Việt Nam bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; tham gia và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức luật gia trên thế giới và các tổ chức khác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước vì mục đích chung là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?