Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được phân công công tác như thế nào? Phân công công tác theo nguyên tắc ra sao?
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được phân công công tác như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 246/QĐ-VPCP năm 2021, các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được phân công công tác như sau:
(1) Phó Chủ nhiệm Nguyễn Cao Lục
Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm nhiệm vụ Phó Chủ nhiệm Thường trực; thay mặt Bộ trưởng, Chủ nhiệm chỉ đạo xử lý các công việc của Văn phòng Chính phủ khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm vắng mặt;
- Theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: công nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đất đai, môi trường, thủy lợi, phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu (trừ chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp theo dõi, chỉ đạo), tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, diêm nghiệp, phát triển nông thôn; hợp tác xã (trừ việc tổ chức lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa, mua bán, giải thể, phá sản hợp tác xã do Phó Chủ nhiệm Mai Thị Thu Vân theo dõi, chỉ đạo);
- Xử lý các vấn đề cụ thể về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng;
- Tham gia làm thành viên các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ thành lập theo lĩnh vực được phân công;
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo Vụ Công nghiệp, Vụ Nông nghiệp.
(2) Phó Chủ nhiệm Nguyễn Sỹ Hiệp
Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực khoa giáo - văn xã, bao gồm: khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; khu công nghệ cao; trung tâm đổi mới sáng tạo; chuyển giao công nghệ; vũ trụ; viễn thám; năng lượng hạt nhân; giáo dục và đào tạo; dạy nghề và nguồn nhân lực; phát triển bền vững; văn hóa; thể thao; du lịch (bao gồm cả: cụm du lịch; khu du lịch quốc gia; khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng); dân số; hôn nhân; gia đình; y tế; lao động; thương binh; xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm;
- Theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực: bưu chính; viễn thông; truyền thông, thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình; Internet; trí tuệ nhân tạo; công nghệ thông tin (trừ ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử do Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp theo dõi, chỉ đạo);
- Theo dõi, chỉ đạo công tác địa phương, bao gồm: quy hoạch, kế hoạch, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đặc khu kinh tế; khu hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực, công tác: thông tin, truyền thông của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;
- Theo dõi, xử lý cụ thể về: Quan hệ công tác giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;
- Xử lý các vấn đề cụ thể về công tác thi đua, khen thưởng nhà nước;
- Tham gia làm thành viên các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ thành lập theo lĩnh vực được phân công;
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo: Vụ Khoa giáo - Văn xã, Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể, Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
(3) Phó Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Thành
Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, chỉ đạo công tác cải cách hành chính nhà nước;
- Theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực quan hệ quốc tế (bao gồm các công việc thường xuyên thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quan hệ quốc tế);
- Theo dõi, chỉ đạo các công tác nội bộ của Văn phòng Chính phủ: cải cách hành chính, hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kế hoạch tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản (bao gồm cả công tác tài chính, đầu tư, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và Chính phủ điện tử), tăng cường cơ sở vật chất, quản trị hậu cần, hành chính; hệ thống kỹ thuật tin học, âm thanh phục vụ các phiên họp, hội nghị; thi đua, khen thưởng, kỷ luật nội bộ; theo dõi, chỉ đạo dự án Cải tạo trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ;
- Xử lý các công việc cụ thể khác về chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Chính phủ; xử lý các báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề nội bộ của Văn phòng, Chính phủ;
- Tham gia làm thành viên các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ thành lập theo lĩnh vực được phân công;
- Làm Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức; Chủ tịch Hội đồng lương; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến; Chủ tịch Hội đồng kỷ luật Văn phòng Chính phủ; Trưởng ban Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; Trưởng ban thực hiện Quy chế dân chủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng cháy, chữa cháy; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Văn phòng Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo dự án cải tạo trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo công tác Phòng, chống tác hại thuốc lá; Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố của Văn phòng Chính phủ;
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo; Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Hành chính, Vụ Kế hoạch tài chính, Trung tâm Tin học, Cục Quản trị, Cục Hành chính - Quản trị II, Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Hội trường Thống Nhất, Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Nhà khách La Thành.
(4) Phó Chủ nhiệm Mai Thị Thu Vân
Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kinh tế tổng hợp (bao gồm; kế hoạch và đầu tư, tài chính, giá, ngân hàng, thương mại, thống kê, kiểm toán, chứng khoán, tiền lương, bảo hiểm xã hội, kinh doanh bảo hiểm, thuế, hải quan, dự trữ quốc gia), trừ lĩnh vực do Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp theo dõi, chỉ đạo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- Theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực: Đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước; phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; tổ chức lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa, mua bán, giải thể, phá sản hợp tác xã;
- Theo dõi, xử lý cụ thể về: chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Quy chế làm việc của Chính phủ;
- Tham gia làm thành viên các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ thành lập theo lĩnh vực được phân công;
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo: Vụ Kinh tế tổng hợp, Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Vụ Tổng hợp.
(5) Phó Chủ nhiệm Cao Huy
Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Theo dõi, chỉ đạo công tác: xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật, pháp lệnh thuộc trách nhiệm của Chính phủ; công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác; xây dựng các dự án luật, pháp lệnh; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tư pháp; công tác pháp chế của cơ quan Văn phòng Chính phủ;
- Theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực, công tác: thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thi hành án hành chính; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phòng, chống tội phạm; dân tộc; tôn giáo; nhân quyền; địa giới hành chính;
- Tham gia làm thành viên các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ thành lập theo lĩnh vực được phân công;
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo: Vụ Pháp luật, Vụ I.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được phân công công tác như thế nào? Phân công công tác theo nguyên tắc ra sao? (Hình từ internet)
Phân công công tác Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ theo nguyên tắc ra sao?
Theo Điều 1 Quyết định 246/QĐ-VPCP năm 2021 quy định phân công công tác Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ theo nguyên tắc như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ.
- Phù hợp với Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ và các quy chế, quy định khác của Văn phòng Chính phủ.
- Phân công xử lý, giải quyết công việc đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của Quy chế làm việc của Chính phủ, Quy chế làm việc của Văn phòng Chính phủ và các quy chế, quy định khác có liên quan.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân, chủ động phối hợp, trao đổi thông tin, phát huy trí tuệ tập thể trong xử lý công việc. Bảo đảm dân chủ, minh bạch, thống nhất trong điều hành công việc của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
- Bảo đảm hài hòa, hợp lý, phát huy năng lực sở trường, kinh nghiệm của từng cá nhân; không chồng chéo, không bỏ trống nhiệm vụ.
- Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) xem xét, điều chỉnh việc phân công công việc của các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Phó Chủ nhiệm) để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Văn phòng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ là gì?
Tại Điều 41 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Văn phòng Chính phủ
1. Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu.
Theo quy định trên thì Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?