Phiên họp toàn thể của Quốc hội được diễn ra như thế nào? Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Phiên họp toàn thể của Quốc hội được diễn ra như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:
- Phiên họp toàn thể của Quốc hội gồm phiên trù bị, phiên khai mạc, phiên bế mạc, nghe thuyết trình về dự án, dự thảo, trình bày báo cáo, các phiên thảo luận, chất vấn và biểu quyết thông qua.
- Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
- Quốc hội họp trù bị trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội để xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội và tiến hành một số nội dung khác.
- Đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thuyết trình về dự án, dự thảo, trình bày báo cáo không quá 15 phút, trừ trường hợp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
- Trường hợp người đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo, báo cáo không thể thuyết trình về dự án, dự thảo, trình bày báo cáo trước Quốc hội thì những chủ thể sau được phân công thuyết trình,trình bày văn bản:
+ Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ theo sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
+ Cấp phó của người đại diện cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo, báo cáo theo sự phân công của cấp trưởng;
+ Thành viên Ban soạn thảo dự án, dự thảo thuyết trình về dự án, dự thảo do đại biểu Quốc hội trình theo sự phân công của đại biểu Quốc hội.
- Vị trí ngồi của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội do Tổng Thư ký Quốc hội bố trí.
Phiên họp toàn thể của Quốc hội được diễn ra như thế nào? Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định như sau về phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên chất vấn. Trường hợp Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì phân công một Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên chất vấn với trình tự như sau:
- Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn nêu nhóm vấn đề đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn;
- Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn qua hệ thống điện tử;
- Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời từng đại biểu Quốc hội chất vấn theo thứ tự đăng ký; mời người bị chất vấn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình;
- Căn cứ nội dung và tình hình thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận nội dung trả lời của người bị chất vấn; khi có nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận về cùng vấn đề đang được chất vấn thì đại biểu Quốc hội đã nêu chất vấn về vấn đề đó được ưu tiên tranh luận trước;
- Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn có quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng chất vấn hoặc tranh luận nếu đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận quá thời gian hoặc chất vấn, tranh luận không đúng nội dung; yêu cầu người bị chất vấn dừng trả lời chất vấn khi trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian;
- Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn phát biểu kết thúc phiên chất vấn.
Đại biểu Quốc hội có được tranh luận với người bị chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định như sau:
Chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
...
4. Đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn; không được sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước đó; thời gian mỗi lần tranh luận không quá 02 phút.
Theo đó, nhằm làm rõ hơn vấn đề đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn. Tuy nhiên Đại biểu Quốc hội không được sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước.
Nghị quyết 71/2022/QH15 có hiệu lực ngày 15/03/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về một số biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong hoạt động xây dựng? Quy định về nội dung giấy phép xây dựng?
- Nhà thầu được tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu để làm gì? Các khoản tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu sẽ bị thu hồi lại khi nào?
- Hệ thống tổ chức Công an nhân dân có bao nhiêu cấp? Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân?
- Cách viết mẫu đơn xin tự nguyện tinh giản biên chế? Nguyên tắc chi trả chế độ chính sách tinh giản biên chế là gì?
- Mức khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo Nghị định 73? Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?