Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa gồm các loại nào? Đối tượng nào phải nộp phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa?
Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa gồm các loại nào?
Tại Điều 1 Thông tư 248/2016/TT-BTC có quy định:
Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa (bao gồm cả cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng).
2. Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa bao gồm: Phí trọng tải; lệ phí ra, vào cảng, bến; phí trình báo đường thủy nội địa; phí bảo đảm hàng hải thu đối với tàu biển. Phí, lệ phí thu đối với phương tiện thủy, thủy phi cơ, tàu biển thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 2 Thông tư này.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa khác với quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Theo đó thì phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa bao gồm: Phí trọng tải; lệ phí ra, vào cảng, bến; phí trình báo đường thủy nội địa; phí bảo đảm hàng hải thu đối với tàu biển.
Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa gồm các loại nào? (Hình tư Internet)
Đối tượng nào phải nộp phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa?
Về đối tượng phải nộp phí, lệ phí tại Điều 2 Thông tư 248/2016/TT-BTC có nêu:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng chịu phí, lệ phí là các phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển (sau đây gọi là phương tiện) ra, vào hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa đã được cơ quan nhà nước công bố cấp phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí là các cảng vụ đường thủy nội địa, các cảng vụ hàng hải, bao gồm cả trường hợp cơ quan có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý cảng, bến thủy nội địa (bao gồm cả cảng, bến thủy do tổ chức, cá nhân đầu tư) theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì đối tượng phải nộp phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa gồm có: các phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển (sau đây gọi là phương tiện) ra, vào hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa đã được cơ quan nhà nước công bố cấp phép hoạt động. Tuy nhiên trừ các đối tượng sau:
- Phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan hải quan đang làm nhiệm vụ; phương tiện của cơ quan thanh tra giao thông, cảng vụ đường thủy nội địa.
- Phương tiện tránh bão, cấp cứu.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn hoặc chở khách dưới 13 ghế.
- Phương tiện vận chuyển phòng chống lụt bão.
Các phương tiện ra, vào cảng, bến thủy nội địa mà không bốc dỡ hàng hóa, không nhận trả khách thì tính phí trọng tải thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 248/2016/TT-BTC có quy định:
Mức thu
...
2. Đối với tàu biển vào, ra cảng bến thủy nội địa phải chịu phí, lệ phí (bao gồm cả phí bảo đảm hàng hải) theo Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải do Bộ Tài chính ban hành.
3. Trường hợp trong cùng một chuyến đi, phương tiện vào, ra nhiều cảng bến thủy nội địa thuộc cùng một đại diện Cảng vụ quản lý chỉ phải chịu một lần phí, lệ phí theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Phương tiện vào, ra cảng, bến không nhằm mục đích bốc dỡ hàng hóa, không nhận trả khách áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 70% (bảy mươi phần trăm) mức thu phí trọng tải quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Đối với các phương tiện không phải là phương tiện chở hàng hóa được quy đổi khi tính phí trọng tải như sau:
a) Phương tiện chuyên dùng: 01 mã lực hoặc sức ngựa tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần;
b) Phương tiện chở khách: 01 giường nằm tương đương với 06 ghế hành khách hoặc tương đương với 6 tấn trọng tải toàn phần; 01 ghế hoặc 01 hành khách tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần;
c) Đối với đoàn lai: tính bằng tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện bị lai;
d) Đối với tàu thủy ra, vào cảng, bến để sửa chữa, phá dỡ hoặc hạ thủy: tính bằng 50% trọng tải lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm;
đ) Trọng tải sau khi quy đổi là tấn: Phần lẻ dưới 0,5 tấn không tính, từ 0,5 tấn trở lên tính trong là 01 tấn;
e) Đối với phương tiện chở chất lỏng: 1 m3 được tính tương đương là 01 tấn tải trọng toàn phần;
g) Đối với thủy phi cơ: 01 mã lực (HP,CV) tính bằng 0,5 GT và 01 GT bằng 1,5 tấn trọng tải toàn phần.
Theo đó thì đối với các phương tiện ra, vào cảng, bến thủy nội địa mà không bốc dỡ hàng hóa, không nhận trả khách thì áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 70% của các mức sau:
- Lượt vào (kể cả có tải, không tải): 165 đồng/tấn trọng tải toàn phần
- Lượt ra (kể cả có tải, không tải): 165 đồng/tấn trọng tải toàn phần
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?