Phi công quân sự là gì? Để được thăng hạng phi công quân sự cấp 3 cần đạt những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Phi công quân sự là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định về phi công quân sự như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Phi công quân sự là người trực tiếp điều khiển hoặc tham gia điều khiển máy bay quân sự trên không. Chủng loại, tính năng của phương tiện bay có phi công tiêm kích, phi công tiêm kích bom, phi công ném bom (cường kích), phi công trinh sát tuần thám, phi công vận tải, phi công trực thăng, phi công thử nghiệm.
2. Phi công lái chính (áp dụng đối với các loại máy bay, trực thăng có biên chế tổ bay) là người chỉ huy tổ bay, trực tiếp điều khiển máy bay, trực thăng trên không và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả chuyến bay.
3. Phi công lái phụ (áp dụng đối với các loại máy bay có biên chế tổ bay) là người phụ giúp lái chính, tham gia điều khiển máy bay trên không khi được lái chính giao.
4. Phi công giảng viên (áp dụng đối với Trường sỹ quan Không quân) và phi công giáo viên (áp dụng với các đơn vị chiến đấu) là người dạy cho học viên bay và phi công khi bay đào tạo, bay hồi phục, bay chuyển loại hoặc huấn luyện các bài bay, khoa mục bay mới; là người kiểm tra bay đối với các phi công và học viên bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu (giáo trình huấn luyện đào tạo) hoặc chỉ thị của cấp trên và chịu trách nhiệm về kết quả, an toàn chuyến bay.
...
Theo đó, phi công quân sự là người trực tiếp điều khiển hoặc tham gia điều khiển máy bay quân sự trên không.
Chủng loại, tính năng của phương tiện bay có phi công tiêm kích, phi công tiêm kích bom, phi công ném bom (cường kích), phi công trinh sát tuần thám, phi công vận tải, phi công trực thăng, phi công thử nghiệm.
Phi công quân sự là gì? (Hình từ Internet)
Phi công quân sự được chia thành bao nhiêu cấp theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định về phân cấp kỹ thuật phi công quân sự như sau:
Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự
1. Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ):
a) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 3;
b) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 2;
c) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 1.
2. Phân cấp kỹ thuật phi công kiêm dẫn đường:
a) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 3;
b) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 2;
c) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 1.
3. Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay:
a) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 3;
b) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 2;
c) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 1.
Từ quy định trên thì phi công quân sự hiện nay sẽ được chia thành 03 cấp (kể cả lái chính và lái phụ). Phân cấp kỹ thuận phi công quân sự sẽ bao gồm:
- Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ);
- Phân cấp kỹ thuật phi công kiêm dẫn đường;
- Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay.
Phi công quân sự máy bay phản lực không cấp để được thăng hạng phi công quân sự cấp 3 cần đạt những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn để trở thành phi công quân sự máy bay phản lực cấp 3 như sau:
Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 3 máy bay phản lực
1. Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
a) Là phi công quân sự máy bay phản lực không cấp;
b) Đã được sát hạch, phê chuẩn bay các khoa mục kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu phù hợp với tính năng của máy bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu và Điều lệ bay do cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn và ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa).
2. Tiêu chuẩn về giờ bay:
a) Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 400 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 450 giờ;
b) Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 50 giờ.
Như vậy, phi công quân sự máy bay phản lực không cấp để được thăng hạn phi công quân sự cấp 3 thì cần phải đạt tiêu chuẩn về trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu và tiêu chuẩn về giờ bay:
(1) Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
- Là phi công quân sự máy bay phản lực không cấp;
- Đã được sát hạch, phê chuẩn bay các khoa mục kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu phù hợp với tính năng của máy bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu và Điều lệ bay do cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn và ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa).
(2) Tiêu chuẩn về giờ bay:
- Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 400 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 450 giờ;
- Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 50 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?