Phí công chứng hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền mới nhất? Bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đi công chứng thì phải làm gì?
Phí công chứng hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì mức phí hợp đồng ủy quyền được xác định không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, và được thực hiện theo quy định sau đây:
Như vậy, hiện nay phí công chứng hợp đồng ủy quyền là 50.000 đồng/trường hợp, công chứng giấy ủy quyền là 20.000 đồng/trường hợp.
Lưu ý: Mức thu phí công chứng quy định trên đây được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Công chứng hợp đồng ủy quyền (Hình từ Internet)
Bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đi công chứng thì phải làm gì?
Theo Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:
Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Theo đó, hiện nay việc công chứng hợp đồng ủy quyền vẫn có thể thực hiện khi cả 02 bên không thể đến tổ chức hành nghề công chứng. Trong trường hợp này thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau đó, bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này và hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Bản sao được quy định trên đây là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
* Việc công chứng sẽ được thực hiện như sau:
- Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên phải:
Đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
- Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định trên đây để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- HDSD voucher 500.000 đồng tại chotet congdoan vn? Đoàn viên ngoài danh sách 200.000 đoàn viên thì có được mua hàng?
- Lập dàn ý tả con vật ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 được quy định thế nào?
- Tính số ngày nghỉ hằng năm của viên chức làm việc lâu năm như thế nào? Viên chức đang nghỉ hàng năm có được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
- Ngày 27 12 là ngày gì? Ngày 27 12 thứ mấy? Ngày 27 12 âm lịch là ngày nào? Có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- File lịch 2025 Excel đơn giản, đẹp? Tải lịch năm 2025 file excel? Tết năm 2025 được nghỉ bao nhiêu ngày?