Phí bảo hiểm tiền gửi là gì? Việc nộp phí do ai thực hiện, cách tính được quy định như thế nào? Nộp phí chậm có bị xử phạt hay không?
Phí bảo hiểm tiền gửi là gì?
Phí bảo hiểm tiền gửi là gì?
Khoản 5 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
"5. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi."
Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản khi người được bảo hiểm gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,...), tổ chức này phải nộp một khoản tiền cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi (là tổ chức tài chính nhà nước). Số tiền này được gọi là "phí bảo hiểm tiền gửi", với mục đích bảo đảm cho số tiền gửi nói trên.
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính như thế nào?
Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-NHNN quy định việc tính phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
(1) Cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi của quý thu phí là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi của quý trước liền kề quý thu phí.
(2) Công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý thu phí:
Trong đó:
- P: là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý thu phí.
- S0: là số dư tiền gửi được bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí.
- S1, S2, S3: là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối các tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kề quý thu phí.
- m: là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp.
(3) Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tính và nộp phí cho quý đầu tiên tham gia bảo hiểm tiền gửi áp dụng theo công thức sau:
Trong đó:
- P: là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý đầu tiên.
- Si: là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày thứ i (i=1 →n; S1 là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối ngày đầu tiên nhận tiền gửi; Sn là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày cuối cùng của quý đầu tiên).
- m: là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp.
(4) Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau sáp nhập, hợp nhất áp dụng công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó S0 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập, hợp nhất đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí; S1, S2, S3 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập, hợp nhất cuối các tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kề quý thu phí.
(5) Số dư tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm tiền gửi và phí nộp thiếu, nộp chậm được làm tròn số đến đơn vị nghìn đồng theo nguyên tắc:
a) Lớn hơn hoặc bằng (≥) 500 đồng làm tròn lên 1.000 đồng.
b) Nhỏ hơn (<) 500 đồng làm tròn về 0 đồng.
Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi là bao lâu?
Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-NHNN quy định thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
"Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó."
Vi phạm quy định về đóng phí bảo hiểm tiền gửi thì bị xử lý thế nào?
Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 20, ngoài việc nộp đủ số phí còn thiếu thì phải chịu phí nộp thiếu, nộp chậm, cụ thể:
(1) Chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm.
(2) Trường hợp tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát hiện sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí còn thiếu hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện.
(3) Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nộp phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xử lý.
(4) Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí theo quy định tại khoản 3 Điều này lần thứ hai, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, khi người được bảo hiểm gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức này phải đóng một khoản phí cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho số tiền nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?