Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối? Tác dụng của phép nối? Các phép nối? Sách giáo khoa trong chuơng trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối? Tác dụng của phép nối? Các phép nối? Sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào? Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm những điều nào theo Luật giáo dục?

Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối?

Phép nối là phép sử dụng quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng kết nối đứng ở đầu câu sau để liên kết với câu trước để làm rõ hơn mối quan hệ về nội dung giữa các câu. Các liên kết đó được gọi là phép nối hoặc phép nối liên kết. Phép nối được sử dụng ở câu đứng sau từ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

- Phép nối thường sử dụng một số phương tiện liên kết như sử dụng các quan hệ từ, từ nối, các trợ từ, phụ từ, tính từ, kết ngữ hoặc quan hệ về chức năng cú pháp trong câu. Các từ hay được sử dụng trong phép nối như: Do đó, tiếp theo, tuy vậy, chỉ...

- Ngoài ra phép nối còn được thể hiện qua nối bằng quan hệ chức năng cú pháp.

Ví dụ về phép nối: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

Câu (1)-(2) nối với nhau bằng quan hệ từ "nhưng".

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối?

Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối? (Hình từ Internet)

Tác dụng của phép nối? Các phép nối? Sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Tác dụng của phép nối:

Chức năng của phép nối là tạo ra sự liên kết mượt mà, giúp người đọc dễ dàng theo dõi ý tưởng và tiếp nhận thông tin một cách liền mạch. Nếu không có phép nối, văn bản sẽ trở nên rời rạc, khó hiểu và thiếu sức hấp dẫn.

Ví dụ:

Thiếu phép nối: “Trời mưa. Tôi vẫn ở đây. Tôi muốn về nhà.”

Có phép nối: “Vì trời bỗng nhiên mưa quá to nên tôi chưa thể đi về nhà.”

Phân loại phép nối:

Dựa theo đặc điểm mà chúng ta có thể phân loại phép nối liên kết câu và liên kết đoạn thành bốn loại bao gồm: phép nối tổ hợp từ, phép nối quan hệ từ, phép nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ và phép nối bằng quan hệ chức năng cú pháp.

+ Nối quan hệ từ: Là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu như: và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy...

Ví dụ: "Ngủ trọ phải hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm, ăn quả" (Tắt Đèn-Ngô Tất Tố)

+ Nối tổ hợp từ: Những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ như: vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại...hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết như nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại...

Ví dụ: Trời mưa to, vì vậy tôi không về nhà được.

+ Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ

Một số trợ từ, phụ từ tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện kết nối các bộ phận trong văn bản như: cũng, cả, lại, khác...

Ví dụ: Gà lên chuồng từ nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn ngoài sân (Tô Hoài).

+ Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng): Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp được hiểu là phép nối sử dụng những câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của một câu liên quan nhằm mục đích có thể liên kết.

Ví dụ : (Câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ): Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ (Phạm Hổ).

*Lưu ý: Thông tin tác dụng của phép nối? Các phép nối? chỉ mang tính chất tham khảo.

Sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 về quy định sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:

- Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;

- Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm những điều nào theo Luật giáo dục?

Theo quy định tại Điều 104 Luật Giáo dục 2019 quy định cụ thể như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.

Theo đó, có 12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định nêu trên.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
Ngôi kể thứ 3 là gì? Tác dụng của ngôi kể thứ 3? Ví dụ về ngôi kể thứ 3? Phát triển giáo dục được quy định thế nào?
Pháp luật
Ngôi kể thứ 1 là gì? Tác dụng của ngôi kể thứ 1? Ví dụ về ngôi kể thứ nhất? Phương pháp giáo dục phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Ngôi kể thứ 2 là gì? Ví dụ về ngôi kể thứ 2? Ngôi kể thứ 2 xưng gì? Nội dung giáo dục phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện? Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học?
Pháp luật
Nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Nghị luận xã hội về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo? Viết đoạn văn về trí tuệ nhân tạo?
Pháp luật
Nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
Pháp luật
Chỉ thị 17/CT-TTg về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em học sinh ra sao?
Pháp luật
4+ Nghị luận xã hội về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Ngữ văn lớp 12 là gì?
Pháp luật
Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy là gì? Cách đặt dấu phẩy lớp 2? Xây dựng văn hóa đọc của trường tiểu học như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

428 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

XEM NHIỀU NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 204/2025/QH15 chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực 1/7/2025 thay thế Nghị định 01/2021/NĐ-CP?
Pháp luật
Link tra cứu địa chỉ công ty sau sáp nhập 34 tỉnh thành 2025? Xem địa chỉ mới công ty sau sáp nhập 2025 thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu địa chỉ mới của doanh nghiệp TPHCM theo phường xã tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh?
Pháp luật
Tra cứu 168 phường xã TPHCM chính thức sau sáp nhập năm 2025 đầy đủ, chi tiết? Danh sách toàn bộ phường xã mới TPHCM?
Pháp luật
4 cách tra cứu địa chỉ mới của doanh nghiệp sau sáp nhập 2025 chính xác? Hướng dẫn cách tra cứu địa chỉ mới sau sáp nhập của doanh nghiệp?
Pháp luật
Danh sách 3321 xã phường, đặc khu chính thức của 34 tỉnh thành Việt Nam? Tra cứu 3321 xã phường, đặc khu mới ở đâu?
Pháp luật
Phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị định 174/2025/NĐ-CP từ 01/7/2025 đến hết 31/12/2026 chi tiết nhất?
Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TPHCM sau sáp nhập? Chức năng nhiệm vụ của phường xã mới?
Pháp luật
Mẫu Thông báo cập nhật địa chỉ công ty trên hóa đơn do thay đổi địa giới hành chính gửi đối tác, khách hàng? Tải mẫu?

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP.HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào