Phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ là gì? Phương tiện đo khối tượng trong thương mại bán lẻ phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ là gì?
Phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BKHCN như sau:
1. Phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ là tập hợp những thao tác cần để xác định lượng hàng hóa theo đơn vị đo khối lượng trong mua bán hàng hóa tiêu dùng thông thường (lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thông thường khác; loại trừ xăng, dầu, khí, vàng, thuốc, mỹ phẩm) tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán lẻ, có sự chứng kiến của người mua và người bán;
2. Lượng thiếu là chênh lệch giữa lượng công bố và lượng thực;
3. Lượng công bố là lượng hàng hóa được chỉ thị trên cân khi thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ;
4. Lượng thực là lượng hàng hóa đúng quy định;
5. Quả cân đối chứng là quả cân đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 và được dùng để thực hiện phép đo đối chứng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
6. Phép đo đối chứng là phép đo do cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định tại Chương III thực hiện để kiểm tra sự phù hợp với quy định về lượng thiếu tại Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ là tập hợp những thao tác cần để xác định lượng hàng hóa theo đơn vị đo khối lượng trong mua bán hàng hóa tiêu dùng thông thường (lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thông thường khác; loại trừ xăng, dầu, khí, vàng, thuốc, mỹ phẩm) tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán lẻ, có sự chứng kiến của người mua và người bán.
Phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ là gì? Phương tiện đo khối tượng trong thương mại bán lẻ phải bảo đảm các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Phương tiện đo khối tượng trong thương mại bán lẻ phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Phương tiện đo khối tượng trong thương mại bán lẻ phải bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BKHCN như sau:
Phương tiện đo
Cân được sử dụng để thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Có phạm vi cân phù hợp với khối lượng hàng hóa cần cân; có giá trị độ chia (d) (d được thể hiện trên nhãn mác của cân) tương ứng với khối lượng hàng hóa cần cân theo quy định tại Bảng 1;
2. Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường;
3. Các bộ phận, chi tiết của cân phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt;
4. Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường cơ bản của cân phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định được chỉ định.
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện đo khối tượng trong thương mại bán lẻ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Có phạm vi cân phù hợp với khối lượng hàng hóa cần cân; có giá trị độ chia (d) (d được thể hiện trên nhãn mác của cân) tương ứng với khối lượng hàng hóa cần cân theo quy định;
- Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường;
- Các bộ phận, chi tiết của cân phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt;
- Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường cơ bản của cân phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định được chỉ định.
Người thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải có trách nhiệm như thế nào?
Người thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải có các trách nhiệm được quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2017/TT-BKHCN như sau:
Trách nhiệm của người thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ
1. Tuân thủ yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này khi thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ.
2. Bảo đảm lượng hàng hóa đã mua bán phù hợp với yêu cầu về lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Chấp hành thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
4. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này khi thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ.
- Bảo đảm lượng hàng hóa đã mua bán phù hợp với yêu cầu về lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- Chấp hành thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
- Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?