Phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích theo phương pháp nào?

Cho anh hỏi có thể giám định phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bằng những cách thức nào? Quy trình tiến hành đối với mỗi cách thức được quy định ra sao? - Câu hỏi của anh Tiến (Thành phố Hồ Chí Minh).

Có thể giám định phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bằng những cách thức nào?

Tại phần đầu tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có quy định về quy trình kiểm tra, giám định đối với phế liệu nhựa nhập khẩu cụ thể như sau:

Quy trình kiểm tra, giám định đối với phế liệu nhựa nhập khẩu:
Việc kiểm tra, giám định đối với lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu được thực hiện thông qua kiểm tra bằng mắt thường hoặc kiểm tra, lấy mẫu phân tích. Cơ quan kiểm tra và tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động kiểm tra, giám định phế liệu nhựa nhập khẩu phải tuân thủ quy trình kiểm tra, giám định tại Mục 3.1.1 và Mục 3.1.2.

Có thể thấy, có thể tiến hành kiểm tra bằng mắt thường hoặc kiểm tra, lấy mẫu phân tích đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được kiểm tra, giám định tại hiện trường theo quy trình nào?

Tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, quy trình kiểm tra, giám định phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được quy định cụ thể như sau:

Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường:
a) Hoạt động kiểm tra, giám định tại hiện trường được thực hiện bằng mắt thường đối với tất cả các công ten nơ hoặc khối hàng rời thuộc lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu; ước tính tỷ lệ tạp chất và kết hợp với thiết bị đo nhanh một số thông số đối với lô hàng phế liệu nhựa.
b) Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường được thực hiện như sau:
- Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu;
- Chụp ảnh các vị trí kiểm tra;
- Kiểm tra một số thông số bằng thiết bị đo nhanh tại hiện trường (đối với trường hợp phải thực hiện đo nhanh tại hiện trường);
- Kiểm tra tỷ lệ tạp chất: xác định loại tạp chất đi kèm, ước lượng tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng tạp chất đi kèm.
c) Kết quả kiểm tra, giám định tại hiện trường được xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu nhựa cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng của lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu để làm thủ tục thông quan theo quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu nhập khẩu không phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu nhựa cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành xử lý theo quy định;
- Trường hợp chưa xác định được lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này thì thực hiện theo Mục 3.1.2.

Phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích theo phương pháp nào?

Phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích theo phương pháp nào? (Hình từ Internet)

Phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích theo phương pháp nào?

Tại tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất quy định về quy trình kiểm tra, giám định phế liệu nhựa thông qua lấy mẫu phân tích như sau:

Quy trình kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích:
a) Việc lấy mẫu để phân tích, đánh giá chất lượng phế liệu nhựa nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này được thực hiện như sau:
- Tiến hành lấy mẫu đối với lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu theo phương pháp tại Mục 3.2.1. Chụp ảnh tất cả các vị trí kiểm tra và các vị trí lấy mẫu;
- Đối với lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu có dưới 05 công ten nơ, lựa chọn 01 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu nhiên và là mẫu đại diện cho lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu;
- Đối với lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu có từ 05 đến dưới 20 công ten nơ, lựa chọn 02 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu nhiên. Mẫu đại diện là mẫu trộn đều của 02 mẫu ngẫu nhiên;
- Đối với lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu có từ 20 công ten nơ trở lên thì lựa chọn 10 % số công ten nơ để lấy các mẫu ngẫu nhiên (số lượng mẫu ngẫu nhiên được làm tròn số). Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên nhỏ hơn 10 mẫu thì các mẫu này được trộn đều với nhau thành một mẫu đại diện. Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên lớn hơn 10 mẫu thì cứ mỗi 10 mẫu ngẫu nhiên được trộn đều thành một mẫu đại diện; số mẫu ngẫu nhiên lẻ còn lại (nếu có) được trộn đều thành một mẫu đại diện. Một lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu có thể có một hoặc một số mẫu đại diện.
b) Phương pháp lấy mẫu để xác định tỷ lệ các mẩu vụn có kích thước lớn hơn 10 cm:
Đối với trường hợp phế liệu nhựa phải băm, cắt quy định tại Mục 2.2.4, mẫu đại diện được lấy tại 5 vị trí bất kỳ ở các điểm khác nhau (với khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Z,...) của một công ten nơ ngẫu nhiên hoặc của một khối hàng rời do Cơ quan kiểm tra quyết định và được trộn đều với nhau thành một mẫu đại diện của lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu. Khối lượng mẫu đại diện là 10 kg.
c) Phương pháp lấy mẫu để xác định tỷ lệ phế liệu nhựa có mã HS khác với mã HS khai báo:
Lựa chọn ngẫu nhiên một khối hàng phế liệu nhựa nhập khẩu khai báo để lấy mẫu đại diện. Mẩu đại diện được lấy tại 5 vị trí bất kỳ ở các điểm khác nhau (với khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Z,...) của một công ten nơ ngẫu nhiên hoặc của một khối hàng rời do Cơ quan kiểm tra quyết định và được trộn đều với nhau thành một mẫu đại diện của lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu. Khối lượng mẫu đại diện là 10 kg.

Như vậy, đối với quy trình kiểm tra, giám định phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất thông qua lấy mẫu phân tích, phương pháp lấy mẫu được chia làm 2 trường hợp áp dụng đối với phế liệu nhựa phải băm, cắt quy định tại Mục 2.2.4 và phế liệu nhựa có mã HS khác với mã HS khai báo, cụ thể như quy định nêu trên.

Phế liệu nhựa nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể lấy mẫu phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất thông qua những phương pháp nào?
Pháp luật
Phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất được kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích theo phương pháp nào?
Pháp luật
Trong phế liệu nhựa nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất không được phép lẫn những loại tạp chất nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phế liệu nhựa nhập khẩu
818 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phế liệu nhựa nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào