Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào?
Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
(1) Trên cơ sở kết quả của Tổ thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt danh mục đề tài, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài cấp bộ để đưa vào kế hoạch thực hiện. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi phê duyệt danh mục đề tài cấp bộ để đưa vào kế hoạch thực hiện.
(2) Căn cứ quyết định phê duyệt danh mục đề tài cấp bộ đưa vào kế hoạch thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, biên bản họp của Tổ thẩm định và các quy định hiện hành; tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài cấp bộ có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề tài.
(3) Trong thời gian 60 ngày tính từ thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục đề tài cấp bộ đưa vào kế hoạch thực hiện, tổ chức chủ trì gửi hồ sơ đề tài cấp bộ về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
- Công văn đề nghị phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ;
- Thuyết minh đề tài sau khi đã chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến của Tổ thẩm định; các văn bản xác nhận phối hợp triển khai, ứng dụng, cam kết đối ứng kinh phí (nếu có);
- Hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ theo Mẫu 16 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
(4) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thuyết minh đề tài cấp bộ, ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ với tổ chức chủ trì là đơn vị trực thuộc bộ, phối hợp với Văn phòng Bộ ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ với tổ chức chủ trì không là đơn vị trực thuộc bộ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Thẩm định nội dung và kinh phí đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về thẩm định nội dung và kinh phí đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Tổ thẩm định nội dung và kinh phí (sau đây gọi là Tổ thẩm định). Kinh phí tổ chức họp Tổ thẩm định do Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả theo quy định hiện hành.
(2) Tổ thẩm định có 7 hoặc 9 thành viên, trong đó có Tổ trưởng, Thư ký khoa học và các thành viên khác. Mỗi đề tài có 2 thành viên được phân công phản biện. Thành viên tham gia Tổ thẩm định bao gồm: Đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính; các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
(3) Phương thức làm việc của Tổ thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
(4) Trách nhiệm của thành viên và Tổ thẩm định
- Thẩm định các nội dung được nêu tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Rà soát lại nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến Hội đồng tư vấn tuyển chọn và nội dung chỉnh sửa khác (nếu có);
- Đánh giá sự phù hợp của dự toán kinh phí so với các nội dung nghiên cứu theo kết luận của Hội đồng tuyển chọn và các nội dung chỉnh sửa khác (nếu có);
- Kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện đề tài gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác (nếu có), phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần;
- Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh sách tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài cấp bộ;
- Thành viên Tổ thẩm định chịu trách nhiệm cá nhân và tập thể về kết luận chung của Tổ thẩm định theo quy định hiện hành.
(5) Quy trình làm việc của Tổ thẩm định
- Tổ trưởng Tổ thẩm định chủ trì cuộc họp thẩm định;
- Các ủy viên Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định các nội dung được nêu tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, đánh giá việc hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, đánh giá hồ sơ đề tài cấp bộ theo Mẫu 14 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Tổ thẩm định thảo luận, thống nhất theo đa số về tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài cấp bộ, thẩm định nội dung và kinh phí các đề tài;
- Thư ký khoa học có trách nhiệm hoàn thiện các nội dung Biên bản họp Tổ thẩm định theo Mẫu 15 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, thông qua ý kiến các thành viên Tổ thẩm định.
Khi nào Thông tư 15/2024 có hiệu lực?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về điều khoản thi hành như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ngày 05 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 5/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?