Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải tuân thủ nguyên tắc nào theo Luật Đất đai mới nhất?
- Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải tuân thủ nguyên tắc nào theo Luật Đất đai mới nhất?
- Đất hình thành từ hoạt động lấn biển sử dụng vốn ngân sách nhà nước có được giao cho tổ chức phát triển quỹ đất khai thác quỹ đất hay không?
- Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập với mục đích phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất tại đâu?
- Quỹ phát triển đất của địa phương được thành lập để làm gì?
Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải tuân thủ nguyên tắc nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Luật Đất đai 2024, việc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải tuân thủ nguyên tắc sau đây:
- Việc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, công khai, minh bạch, hợp lý, hiệu quả và theo quy định của pháp luật;
- Phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ tái định cư, an sinh xã hội, bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải tuân thủ nguyên tắc nào theo Luật đất đai mới nhất? (Hình từ Internet)
Đất hình thành từ hoạt động lấn biển sử dụng vốn ngân sách nhà nước có được giao cho tổ chức phát triển quỹ đất khai thác quỹ đất hay không?
Căn cứ Điều 113 Luật Đất đai 2024 quy định về đất do tổ chức phát triển quỹ đất phát triển, quản lý, khai thác như sau:
Đất do tổ chức phát triển quỹ đất phát triển, quản lý, khai thác
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác quỹ đất được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Đất quy định tại khoản 5 Điều 86 của Luật này;
b) Đất thu hồi trong trường hợp quy định tại khoản 26 và khoản 27 Điều 79 của Luật này để đấu giá quyền sử dụng đất;
c) Đất thu hồi theo quy định tại Điều 81, các điểm a, b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều 82 của Luật này tại khu vực đô thị;
d) Đất chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý, thu hồi do sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, trừ trường hợp nhà, đất đó được xử lý theo hình thức điều chuyển hoặc bố trí sử dụng vào mục đích của Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
đ) Đất có nguồn gốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hằng năm mà Nhà nước thu hồi đất giao quản lý;
e) Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản được trả lại theo quy định trong hợp đồng thuê đất;
g) Đất hình thành từ hoạt động lấn biển sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
h) Đất thu hồi trong trường hợp quy định tại khoản 29 Điều 79 của Luật này.
2. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chỉ đạo tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 115 của Luật này đối với quỹ đất do tổ chức phát triển quỹ đất phát triển, quản lý, khai thác. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, bảo vệ, chống lấn đất, chiếm đất.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, đất hình thành từ hoạt động lấn biển sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác quỹ đất theo quy định.
Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập với mục đích phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất tại đâu?
Căn cứ Điều 115 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Tổ chức phát triển quỹ đất
1. Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập để tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất tại địa phương.
2. Nguồn tài chính của tổ chức phát triển quỹ đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và ứng vốn từ quỹ phát triển đất.
3. Chính phủ quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, hoạt động, cơ chế tài chính của tổ chức phát triển quỹ đất.
Như vậy, theo quy định trên, tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập với mục đích tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất tại địa phương.
Theo đó, nguồn tài chính của tổ chức phát triển quỹ đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và ứng vốn từ quỹ phát triển đất.
Quỹ phát triển đất của địa phương được thành lập để làm gì?
Căn cứ Điều 114 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Quỹ phát triển đất
1. Quỹ phát triển đất của địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập để ứng vốn phục vụ các nhiệm vụ thuộc chức năng của tổ chức phát triển quỹ đất, thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên, Quỹ phát triển đất của địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập để ứng vốn phục vụ các nhiệm vụ thuộc chức năng của tổ chức phát triển quỹ đất, thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Một số lưu ý như sau:
- Quỹ phát triển đất có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nguồn tài chính của quỹ phát triển đất được phân bổ từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Khoản ứng vốn để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2024 được hoàn trả quỹ phát triển đất theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ ngân sách địa phương để cấp vốn điều lệ và hoàn ứng cho quỹ phát triển đất đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?