Phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn đảm bảo thực hiện phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
- Phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn: Thực hiện phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
- Phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn: Phát triển chương trình, học liệu như thế nào?
- Phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn: Thực hiện khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề?
Phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn: Thực hiện phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phát triển giáo dục nghề nghiệp như sau:
* Về nội dung hỗ trợ
- Xây dựng và áp dụng mô hình bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
+ Khảo sát, đánh giá, báo cáo thực trạng bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nghiên cứu, xây dựng, áp dụng thử nghiệm các mô hình; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhà giáo về áp dụng thử nghiệm mô hình; kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng và áp dụng thử nghiệm mô hình; tổ chức hội thảo, hội nghị đánh giá, tổng kết và hoàn thiện các mô hình bảo đảm chất lượng.
- Tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
+ Xây dựng, ban hành, chỉnh sửa các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Xây dựng, ban hành, chỉnh sửa các chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
* Về cách thức thực hiện
- Đối với xây dựng và áp dụng mô hình bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
+ Xây dựng mô hình bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Khảo sát, đánh giá, báo cáo tổng hợp và các chuyên đề thực trạng bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các tỉnh có huyện nghèo; nghiên cứu, xây dựng các nội dung và hoạt động bảo đảm chất lượng cho các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của địa bàn tỉnh có huyện nghèo. Xây dựng các mô hình bao gồm các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra.
+ Áp dụng thử nghiệm các mô hình bảo đảm chất lượng: Lựa chọn một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp để áp dụng thử nghiệm; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn để áp dụng thử nghiệm; tổ chức thử nghiệm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được lựa chọn.
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng và áp dụng thử nghiệm các mô hình bảo đảm chất lượng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức hội thảo, hội nghị trong quá trình xây dựng và áp dụng thử nghiệm. Đánh giá, tổng kết và hoàn thiện các mô hình bảo đảm chất lượng.
+ Đơn vị được giao tổ chức xây dựng và áp dụng mô hình bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
- Đối với tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
+ Đơn vị được giao tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm và tổ chức phù hợp theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC.
Phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn đảm bảo thực hiện phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn: Phát triển chương trình, học liệu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra hướng dẫn phát triển chương trình, học liệu như sau:
* Về nội dung hỗ trợ
- Phát triển chương trình và học liệu đào tạo cho một số ngành, nghề trọng điểm hoặc ngành, nghề có nhu cầu lao động cao ở địa phương. Tổ chức rà soát, lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở các khu vực khó khăn để hỗ trợ xây dựng chương trình, học liệu đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra đã ban hành cho một số ngành, nghề trọng điểm phù hợp chuyển đổi cơ cấu ngành, nghề tại địa phương.
- Nghiên cứu, xây dựng chương trình, học liệu ứng dụng công nghệ 4.0 trong nhóm nghề nông nghiệp và du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho người lao động sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
- Nghiên cứu quy trình, chỉnh lý và số hóa tài liệu tiếp cận thực hiện chuyển đổi số và triển khai thí điểm tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.
* Về cách thức thực hiện
- Đối với xây dựng chương trình, học liệu đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp: thực hiện theo quy định tại Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH và điểm a khoản 7 Điều 23 Thông tư 15/2022/TT-BTC.
- Đối với xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
+ Nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp; quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH).
+ Nội dung, cấu trúc chương trình, giáo trình đào tạo dưới 03 tháng; quy trình xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo thường xuyên thực hiện theo quy định tại Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH).
- Nghiên cứu, xây dựng chương trình, học liệu ứng dụng công nghệ 4.0 trong nhóm nghề nông nghiệp và du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho người lao động sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Nghiên cứu quy trình chỉnh lý số hóa tài liệu tiếp cận thực hiện chuyển đổi số và triển khai thí điểm tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC- BKHCN và khoản 9 Điều 23 Thông tư 15/2022/TT-BTC.
Phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn: Thực hiện khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau:
* Nội dung hỗ trợ
- Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu đào tạo, ngành nghề đào tạo; đánh giá xác định kỹ năng thiếu hụt của người học; tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp.
- Điều tra lần vết đối với người học sau đào tạo và khảo sát tình hình việc làm của người học sau khi tốt nghiệp.
* Cách thức thực hiện:
- Cơ quan, đơn vị được giao thực hiện xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát và triển khai thực hiện theo quy định tại Thông tư 109/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên giao thầu EPC có quyền không nghiệm thu những thiết bị công nghệ không đúng với thỏa thuận không?
- Phân loại đơn vị hành chính là gì? Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì sweater? 3 12 tặng sweater có ý nghĩa gì? Ngày 3 tháng 12 năm 2024 là thứ mấy?
- Cách phân loại phương tiện giao thông thông minh theo mức độ tự động hóa theo hướng dẫn Thông tư 53 2024 từ 01/01/2025?
- Bảo hiểm thất nghiệp nhằm mục đích gì? Cần phải lưu ý điều gì khi thực hiện bảo hiểm thất nghiệp?