Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ là gì? Xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức nào?
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ là gì?
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP) như sau:
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ
1. Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là đại lý phân phối) cho đối tượng mua.
...
Theo đó, phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ được hiểu là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ cho đối tượng mua.
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ là gì? (Hình từ Internet)
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ theo phương án nào?
Phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP) như sau:
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ
...
2. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành;
e) Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).
3. Bộ Tài chính chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận, Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện. Trường hợp lựa chọn đại lý phân phối, việc lựa chọn và ký hợp đồng với đại lý phân phối thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ được Kho bạc Nhà nước xây dựng theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận.
Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đối tượng mua trái phiếu;
- Khối lượng dự kiến phát hành;
- Kỳ hạn trái phiếu;
- Lãi suất dự kiến;
- Thời gian dự kiến phát hành;
- Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).
Quy trình lựa chọn đại lý phân phối phát hành trái phiếu Chính phủ gồm mấy bước?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP), quy trình lựa chọn đại lý phân phối phát hành trái phiếu Chính phủ gồm các bước sau đây:
(1) Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu theo phương thức riêng lẻ thông qua đại lý phân phối, Kho bạc Nhà nước thông báo về kế hoạch tổ chức phát hành trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán để các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký tham gia làm đại lý phân phối.
Nội dung thông báo bao gồm:
- Thông tin về trái phiếu dự kiến phát hành: điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu (đồng tiền phát hành, kỳ hạn, mệnh giá, phương thức thanh toán gốc, lãi); khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành; thời điểm dự kiến phát hành, phương thức phát hành;
- Thông tin về việc lựa chọn đại lý phân phối: điều kiện đối với đại lý phân phối theo quy định tại khoản 5 Điều này; thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối.
(2) Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 5 Điều này có nhu cầu làm đại lý phân phối nộp hồ sơ được niêm phong trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc gửi bằng thư qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn đăng ký làm đại lý phân phối theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu với các nội dung cơ bản: Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phân phối trái phiếu; kế hoạch thực hiện đối với việc phân phối và thanh toán trái phiếu; đề xuất mức phí phân phối và thanh toán trái phiếu;
- Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện để trở thành đại lý phân phối bao gồm:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu);
+ Thông tin về hệ thống mạng lưới hoạt động và hạ tầng cơ sở để đảm bảo việc phân phối và thanh toán trái phiếu theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước.
(3) Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, Kho bạc Nhà nước thành lập tổ mở hồ sơ niêm phong và tổ chức đánh giá, lựa chọn một hoặc một số tổ chức làm đại lý phân phối căn cứ vào điều kiện và phương án tổ chức phân phối và thanh toán trái phiếu.
(4) Trong vòng tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký làm đại lý phân phối, Kho bạc Nhà nước thông báo kết quả lựa chọn đại lý phân phối bằng văn bản cho các tổ chức đăng ký và công bố trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.
(5) Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng với đại lý phân phối theo mẫu do Bộ Tài chính hướng dẫn. Hợp đồng phân phối và thanh toán trái phiếu là căn cứ xác nhận các quyền, nghĩa vụ của đại lý phân phối và của Kho bạc Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?