Pháp nhân phi thương mại là gì? Tổ chức tôn giáo có được đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại không?
Pháp nhân phi thương mại là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:
Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Cùng với đó thì pháp nhân phi thương mại bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Pháp nhân phi thương mại là gì? Tổ chức tôn giáo có được đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tôn giáo có được đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, tổ chức tôn giáo sẽ được phép đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Và, cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký cho cơ sở đăng ký bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cùng với đó, thì hồ sơ mà tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký bao gồm:
- Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm được đề nghị; họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc được đề nghị cấp đăng ký;
- Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Tổ chức tôn giáo bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo khi vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm và khả năng khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan ra quyết định xác định thời hạn đình chỉ nhưng không quá 24 tháng.
3. Quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên tổ chức, người đại diện, trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; nguyên nhân đình chỉ; thời hạn đình chỉ; trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
...
Theo đó, tổ chức tôn giáo bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo khi vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Viện dẫn đến khoản 4 và khoản 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về các hoạt động mà tổ chức tôn giao bị cấm như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?