Pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác để thực hiện các giao dịch dân sự hay không?
- Pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác để thực hiện các giao dịch dân sự hay không?
- Pháp nhân ủy quyền chấm dứt tồn tại thì thời hạn đại diện theo ủy quyền có chấm dứt theo không?
- Cá nhân, pháp nhân đại diện cho một pháp nhân khác có được thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba hay không?
Pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác để thực hiện các giao dịch dân sự hay không?
Tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về vấn đề đại diện theo ủy quyền như sau:
"Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy Bộ luật dân sự năm 2015 đã ghi nhận pháp nhân được ủy quyền cho cá nhân/pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Như vậy công ty bạn được phép ủy quyền cho một cá nhân khác/một pháp nhân khác thay mặt công ty mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Trong hợp đồng ủy quyền anh/chị cần nêu rõ một số nội dung như phạm vi, nội dung công việc ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, thời gian của hợp đồng ủy quyền.
Pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác để thực hiện các giao dịch dân sự hay không?
Pháp nhân ủy quyền chấm dứt tồn tại thì thời hạn đại diện theo ủy quyền có chấm dứt theo không?
Tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thời hạn đại diện như sau;
"Điều 140. Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan."
Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này, trường hợp người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại thì mối quan hệ đại diện theo ủy quyền cũng chấm dứt, đồng nghĩa với việc thời hạn đại diện cũng chấm dứt theo.
Cá nhân, pháp nhân đại diện cho một pháp nhân khác có được thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba hay không?
Phạm vi đại diện theo Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
"Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình."
Theo quy định trên, người đại diện là cá nhân, pháp nhân chỉ có thể thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ tại khoản 1 nêu trên, nếu không xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bên cạnh đó, cá nhân, pháp nhân là người đại diện không không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?
- Tổ chức xã hội nghề nghiệp có quyền sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hay không?
- Viết bài văn thuyết minh thuật lại hội chợ xuân trường em? Em hãy viết một bài văn thuyết minh kể lại hội chợ xuân? Quyền của học sinh tiểu học?
- Thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Thành viên sáng lập là doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ yêu cầu nào?