Pháp luật hiện hành quy định nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận ra nước ngoài như thế nào?
Nhà đầu tư nước ngoài là ai?
Căn cứ vào khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài cụ thể là:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Tại Điều 2 Thông tư 186/2010/TT-BTC về lợi nhuận chuyển ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư quy định về lợi nhuận chuyển ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài cụ thể như sau:
Điều 2. Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
1. Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định.
2. Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
- Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
- Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan.
Nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Quy định chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài
Liên quan đến việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài thì hiện tại về mặt quy định chỉ có Thông tư 186/2010/TT-BTC hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư quy định. Cụ thể, tại Điều 5 Thông tư 186/2010/TT-BTC quy định:
Điều 5. Thông báo chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, trước khi thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất là 07 ngày làm việc.
Về rút vốn
Căn cứ theo khoản 5 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể rằng nếu là công ty TNHH 1 thành viên thì chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tức là ở đây sẽ thực hiện việc chuyển nhượng vốn cho người khác.
* Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, tức công ty đã có hơn một chủ sở hữu thì cần phải làm thủ tục chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp tương ứng.
- Công ty có từ 02 đến 50 chủ sở hữu: công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Công ty có từ 03 chủ sở hữu trở trên: công ty cổ phần; Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác thì phải làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
Trước khi thực hiện thủ tục này thì chủ sở hữu công ty có trách nhiệm xây dựng Phương án sử dụng lao động đối với người lao động trong công ty.
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thuộc nhóm thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân, do đó, chủ sở hữu công ty có trách nhiệm khai và nộp thuế theo quy định.
* Trường hợp chủ sở hữu rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và các cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Ngoài ra, đối với công ty đã hoạt động liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp thì chủ sở hữu có quyền được hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ nếu đảm bảo thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.
Khi hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu thì sẽ làm giảm vốn điều lệ trong công ty, khi đó, công ty phải làm các thủ tục sau:
- Đăng ký thay đổi vốn điều lệ với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế, cụ thể, khai và nộp lệ phí môn bài trong trường hợp có sự thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi mức lệ phí phải nộp.
Lưu ý: chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi đến hạn.
Trên đây là một số quy định về chuyển lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?