Pháp chế ngân hàng là gì? Nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Pháp chế ngân hàng là gì? Nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ nhưng có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Thời hiệu thi hành bản án đối với nhân viên pháp chế ngân hàng bị kết án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ là bao nhiêu năm?
Pháp chế ngân hàng là gì? Nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hiện nay pháp luật không có quy định pháp chế ngân hàng là gì. Nhưng có thể hiểu là pháp chế ngân hàng là nhân viên pháp chế ngân hàng có nhiệm vụ tư vấn pháp luật cho ngân hàng, tham mưu, tư vấn về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý, hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện đúng quy định pháp luật.
Nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) (Bãi bỏ).
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) (Bãi bỏ);
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) (Bãi bỏ);
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp chế ngân hàng là gì? (Hình từ Internet)
Nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ nhưng có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ nhưng có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thì theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
...
Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên pháp chế ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ mà có thai thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu thi hành bản án đối với nhân viên pháp chế ngân hàng bị kết án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ là bao nhiêu năm?
Thời hiệu thi hành bản án đối với nhân viên pháp chế ngân hàng bị kết án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ được quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về thời hiệu thi hành bản án như sau:
Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Theo quy định trên thì thời hiệu thi hành bản án đối với nhân viên pháp chế ngân hàng bị kết án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ là 10 năm hoặc 15 năm hoặc 20 năm (tùy theo mức phạt tù của người này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?