Phấn đấu từ nay đến năm 2025 đạt 70% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình?
Phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình?
Ngày 26/04/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 979/QĐ-BVHTTDL năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025, trong đó đề cập như sau:
- Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2025 đạt 70% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
- Xác định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025.
- Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 (Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ).
Như vậy, từ đây đến năm 2025 phấn đấu đạt 70% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
Từ đây đến năm 2025, sẽ có lên đến bao nhiêu phần trăm hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình?
Yêu cầu cho việc đạt được mục tiêu này là gì?
Theo tiểu mục 2 mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 979/QĐ-BVHTTDL năm 2022 đề cập như sau:
- Bảo đảm sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan trong việc triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025.
- Các hoạt động được tổ chức với hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo được sự lan tỏa, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của đông đảo gia đình, cộng đồng, xã hội.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nội dung trong việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được đề cập ra sao?
Theo mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 979/QĐ-BVHTTDL năm 2022 thì nội dung trong việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được đề cập như sau:
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
+ Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn kỹ năng triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong chương trình tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình.
+ Vụ Pháp chế nghiên cứu hướng dẫn lồng ghép nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong các hoạt động tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước tại các địa phương.
+ Vụ Văn hóa dân tộc tham mưu, triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Dân tộc, lồng ghép hoạt động triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình dân tộc thiểu số nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại các địa phương.
+ Cục Văn hóa cơ sở lồng ghép nội dung triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trong chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
+ Các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động lồng ghép nội dung triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào hoạt động nghiệp vụ của đơn vị.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi chung là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các văn bản triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình phù hợp với tình hình thực tế; hướng dẫn nghiệp vụ triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại địa phương.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, cổ động trực quan, không gian mạng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, thông qua các cuộc thi, hội thi, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ và các hình thức mới thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân, các gia đình, thành viên trong gia đình.
Tập trung tuyên truyền vào các dịp kỷ niệm: Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6), Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (tháng 11).
+ Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tài liệu truyền thông và tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung và tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác phù hợp.
+ Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với các cơ quan truyền thông lồng ghép nội dung tuyên truyền triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”, Đề án truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
+ Công đoàn Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, công viên chức, người lao động tích cực thực hiện tiêu chí ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
+ Báo Văn hóa, Trung tâm Công nghệ thông tin và các cơ quan báo chí của ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung và tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình thông qua các bài viết chuyên đề, phóng sự, bản tin phù hợp; phản ánh kịp thời các gương điển hình, các khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tại địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông, chỉ đạo cơ quan cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung và tình hình thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại địa phương.
- Tổ chức phát động đăng ký và đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
+ Vụ Gia đình xây dựng bộ công cụ bao gồm các mẫu phiếu triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp tổ chức và chỉ đạo cơ quan cấp huyện, cấp xã tổ chức việc đăng ký, đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
- Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các gia đình tiêu biểu, gương điển hình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh, chị, em đoàn kết thương yêu nhau.
Vụ Gia đình, Vụ Thi đua, Khen thưởng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng.
- Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình theo chuyên đề hoặc lồng ghép trong hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác gia đình.
Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại các địa phương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp triển khai, chỉ đạo cấp huyện, xã thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát.
- Tổng kết, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình giai đoạn 2022-2025.
+ Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn và triển khai các hoạt động tổng kết.
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hằng năm báo cáo (lồng ghép trong báo cáo về công tác gia đình) tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại địa phương, tiến hành tổng kết theo hướng dẫn của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?