Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên tiêu chí nào? Căn cứ nào để xác định các ô của vùng biển và hải đảo Việt Nam?

Tôi muốn hỏi xác định rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo có được coi là hoạt động kiểm soát ô nhiễm? Căn cứ nào để xác định các ô của vùng biển và hải đảo Việt Nam? Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên tiêu chí nào? - Câu hỏi của anh Trung (TP. HCM)

Xác định rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo có được coi là hoạt động kiểm soát ô nhiễm?

phan-cap-vung-rui-ro-o-nhiem-moi-truong-hai-dao

Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên tiêu chí nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 43 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo như sau:

Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo.
3. Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
4. Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
5. Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
6. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.
7. Cấp phép, kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.
8. Phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới theo quy định của pháp luật.
9. Công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển, hải đảo.

Theo đó, khoản 5 Điều 43 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo bao gồm xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo.

Căn cứ nào để xác định các ô của vùng biển và hải đảo Việt Nam để phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường?

Theo Điều 4 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định phân chia các ô để phân cấp vùng rủi ro và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo sau đây:

Phân chia các ô để phân cấp vùng rủi ro và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Vùng biển và hải đảo Việt Nam được phân chia thành các ô bờ, ô ven bờ và ô biển; các ô có hình chữ nhật.
2. Việc xác định ô bờ phải căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo của đường bờ, các hệ sinh thái vùng đất ven biển, các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng đất ven biển; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn khoảng cách từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm.
3. Việc xác định ô ven bờ phải căn cứ vào chế độ động lực, các hệ sinh thái vùng biển ven bờ, các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng bờ; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 06 hải lý.
4. Việc xác định ô biển phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất về chế độ hải văn, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 12 hải lý.

Theo đó, để phân cấp vùng rủi ro và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo cần xác định chia vùng biển và hải đảo Việt Nam thành 04 ô dựa trên các căn cứ, cụ thể:

+ Các ô bờ: căn cứ xác định ô bờ phải dựa vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo của đường bờ, các hệ sinh thái vùng đất ven biển, các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng đất ven biển; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn khoảng cách từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm.

+ Các ô ven bờ: căn cứ xác định ô ven bờ phải dựa vào chế độ động lực, các hệ sinh thái vùng biển ven bờ, các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng bờ; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 06 hải lý.

+ Các ô biển: căn cứ xác định ô biển phải dựa vào đặc điểm, tính chất về chế độ hải văn, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn 12 hải lý.

+ Các ô có hình chữ nhật.

Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo dựa trên tiêu chí nào?

Theo Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo sau đây:

Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm
1. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, bao gồm:
a) Tiêu chí về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Imđ;
b) Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng, chỉ số tương ứng là Iah;
c) Tiêu chí về mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Ith.

Theo đó, vùng rủi ro ô nhiễm môi trường hải đảo được phân cấp dựa trên 03 tiêu chí như sau:

+ Tiêu chí về mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Imđ;

+ Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng, chỉ số tương ứng là Iah;

+ Tiêu chí về mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, chỉ số tương ứng là Ith.

Ô nhiễm môi trường Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ô nhiễm môi trường
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL) là gì? Việt Nam tham gia Công ước MARPOL 73/78 khi nào?
Pháp luật
Dự án sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn có phải đánh giá tác động môi trường hay không?
Pháp luật
Mức ô nhiễm không khí học sinh được nghỉ học? Các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu bao gồm những biện pháp nào?
Pháp luật
Dữ liệu, chứng cứ được sử dụng để xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bảo đảm yêu cầu gì?
Pháp luật
Việc thông báo cho cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có bắt buộc phải bằng văn bản hay không?
Pháp luật
Chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất ít nhất bao nhiêu hoạt động?
Pháp luật
Sau khi hoàn thành việc xử lý phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại thì có phải công bố thông tin không?
Pháp luật
Vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại nơi công cộng thì có thể bị phạt tiền đến 150.000 đồng?
Pháp luật
Đường dây nóng của Bộ TN&MT tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường là số nào?
Pháp luật
Đường dây nóng về ô nhiễm môi trường là gì? Danh mục đường dây nóng về ô nhiễm môi trường cấp Trung ương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ô nhiễm môi trường
1,051 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ô nhiễm môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào