Phân bổ, giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ ngày 05/9/2022?
Chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ chi trả?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định về chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thông qua tổ chức dịch vụ chi trả cụ thể như sau:
(1) Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đảm bảo có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù và có ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để kết hợp hoạt động chi trả với quản lý đối tượng, đảm bảo việc chi trả chế độ đúng, đủ, kịp thời và an toàn.
(2) Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) hoặc cơ quan được cấp có thẩm quyền giao thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó ghi rõ phạm vi đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm chi trả trực tiếp bằng tiền mặt, chi trả qua hệ thống ngân hàng và các phương thức không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thỏa thuận khác có liên quan đến việc chi trả.
(3) Trước ngày 25 hằng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng);
Số kinh phí còn lại chưa chi trả tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau.
Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức dịch vụ chi trả.
Trường hợp thời gian chi trả trợ cấp, phụ cấp gần ngày Tết Nguyên đán hoặc trong thời gian xảy ra thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do bất khả kháng do cấp có thẩm quyền xác định, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc thực hiện chi trả gộp 02 tháng cho người thụ hưởng.
(4) Hằng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả;
Danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hằng tháng.
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định.
Phân bổ, giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ ngày 05/9/2022?
Phân bổ, giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng?
Đối với quy định về phân bổ, giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thì tại Điều 10 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
(1) Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chi trợ cấp ưu đãi theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gồm:
+ Chi trợ cấp, phụ cấp thường xuyên và trợ cấp một lần;
+ Chi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng; điều trị, điều dưỡng;
+ Chi công việc (trong đó chi tiết: công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ; hỗ trợ cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng; chi phí quản lý).
- Chi trợ cấp một lần theo Pháp lệnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với thanh niên xung phong, người tham gia kháng chiến.
(2) Căn cứ dự toán được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ và giao dự toán cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chi tiết nhiệm vụ chi trước ngày 25 tháng 12 năm trước; đồng thời ủy quyền cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách (cơ quan, đơn vị được giao quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng và kinh phí chi tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 31 tháng 12 năm trước; gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
Hồ sơ, tài liệu gửi Bộ Tài chính gồm:
- Thuyết minh căn cứ và báo cáo phân bổ;
- Đối với các công trình hỗ trợ xây mới vỏ mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ (không gắn với dự án xây dựng, nâng cấp nghĩa trang); hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ: Hồ sơ, tài liệu theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 152 Nghị định 131/2021/NĐ-CP;
- Đối với các dự án hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng: Hồ sơ, tài liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 134 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
(3) Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra dự toán Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Quyết định giao cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết từng nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định, hồ sơ thuyết minh không đầy đủ, thì yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh lại, bổ sung hồ sơ.
Thời gian Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh, bổ sung hồ sơ chậm nhất trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Tài chính.
(4) Trường hợp được giao bổ sung dự toán, chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao dự toán bổ sung, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị theo quy định.
Quy định về kiểm soát chi trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định về kiểm soát chi trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cụ thể như sau:
Việc kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, quy định về phân bổ, giao dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định bên trên.
Thông tư 44/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?