Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu? Mối liên quan giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu như thế nào?
Vốn điều lệ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định như sau:
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể cũng như giải thích rỏ ràng về vốn chủ sở hữu là gì. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu thường được hiểu là loại vốn do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần đưa vào để phục vụ cho hoạt động của công ty. Đồng thời, là phần tài sản thuần của doanh nghiệp hay phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.
Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu? Mối liên quan giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu như thế nào? (Hình từ internet)
Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu?
-Thứ nhất, về bản chất:
+ Vốn điều lệ là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty đó.
+ Vốn chủ sở hữu là khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được.
- Thứ hai, về cơ chế hình thành:
+ Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
+ Vốn chủ sở hữu có thể hình thành do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do nhà nước cấp, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp.
- Thứ ba, về đặc điểm:
+ Vốn điều lệ có thể được coi là một khoản tài sản hoặc cũng có thể là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản.
+ Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
- Thứ tư, ý nghĩa:
+ Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
+ Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
Mối liên quan giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu như thế nào?
Tuy vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau nhưng lại có mối liên quan với nhau trong việc giúp cho doanh nghiệp được vận hành và hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:
- Khi vốn điều lệ tăng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển và thu lại nhiều lợi nhuận. Khi đó, một phần lợi nhuận thu được sẽ được cộng vào và làm tăng vốn chủ sở hữu giúp cho công ty mở rộng quy mô, phát triển tăng lợi nhuận.
- Vốn điều lệ công ty lớn do nhiều thành viên cùng cam kết góp vốn và chịu trách nhiệm về tài sản hay các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này sẽ có lợi trong việc giúp doanh nghiệp tạo niềm tin, sự uy tín đối với khách hàng, ổn định vốn chủ sở hữu, thúc đẩy kinh doanh, hạn chế thua lỗ và các khoản nợ.
- Vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sử dụng nguồn lực và sự phát triển của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Khi vốn chủ sở hữu tăng sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào góp vốn và mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Tài sản nào được dùng để góp vốn điều lệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm:
- Đồng Việt Nam
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Vàng
- Quyền sử dụng đất
- Quyền sở hữu trí tuệ,
- Công nghệ,
- Bí quyết kỹ thuật,
- Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?
- Làn đường là gì? Những lưu ý khi sử dụng làn đường từ năm 2025 dành cho người tham gia giao thông?
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?