Phân biệt điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản công chứng và vi bằng? Văn bản công chứng có hiệu lực khi nào?

Phân biệt điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản công chứng và vi bằng? Văn bản công chứng có hiệu lực khi nào? Thắc mắc của chị H.D ở Bình Dương.

Phân biệt điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản công chứng và vi bằng?

Văn bản công chứng và vi bằng đều nhằm mục đích xác thực một số vấn đề, tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác nhau.

Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt giữa văn bản công chứng và vi bằng:

Tiêu chí

Văn bản công chứng

Vi bằng

Khái niệm

Là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014.

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Chủ thể lập

Công chứng viên

Thừa phát lại

Nội dung

Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây:

- Hợp đồng, giao dịch, bản dịch;

- Lời chứng của công chứng viên.

Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

- Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

- Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

- Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

- Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Giá trị pháp lý

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Chế độ lưu trữ

Tổ chức hành nghề công chứng phải bảo quản chặt chẽ, thực hiện biện pháp an toàn đối với hồ sơ công chứng.

Bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.

Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng 2014

Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Phân biệt điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản công chứng và vi bằng? Văn bản công chứng có hiệu lực khi nào?

Phân biệt điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản công chứng và vi bằng? Văn bản công chứng có hiệu lực khi nào? (Hình từ internet)

Khi nào văn bản công chứng có hiệu lực?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Như vậy,căn cứ theo quy định nêu trên thì văn bản công chứng sẽ có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Vi bằng có thể dùng thay văn bản công chứng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Theo đó, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vây, căn cứ theo quy định trên thì vi bằng không thay thế văn bản công chứng theo quy định.

Văn bản công chứng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Văn bản công chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sai sót về kỹ thuật trong văn bản công chứng thì tới đâu để sửa lại?
Pháp luật
Luật công chứng mới nhất 2024 quy định như thế nào về giá trị pháp lý của văn bản công chứng?
Pháp luật
Văn bản công chứng là gì? Văn bản có hiệu lực khi nào? Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm về văn bản công chứng của mình không?
Pháp luật
Khi ký văn bản công chứng mà người ký bị run tay thì có thể điểm chỉ để thay thế việc ký trong trường hợp nào?
Pháp luật
Bản chính văn bản công chứng được lưu trữ bao nhiêu năm? Và có được cấp bản sao văn bản này khi có yêu cầu không?
Pháp luật
Văn bản công chứng có nội dung bị sai thì có được sửa lại không? Nếu được thì sửa lại như thế nào?
Pháp luật
Ký tên thay người yêu cầu công chứng hợp đồng không biết chữ thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán nhà đất đã công chứng có hủy bỏ được không? Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Văn bản công chứng và vi bằng là gì? Văn bản công chứng và vi bằng, văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn?
Pháp luật
Thực hiện công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải ra văn phòng công chứng không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải điểm chỉ trong văn bản công chứng không? Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên có phải đóng dấu giáp lai không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản công chứng
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,177 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản công chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản công chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào