Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài được thành lập theo quyết định của ai? Phân ban này làm việc theo nguyên tắc nào?
- Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài được thành lập theo quyết định của ai?
- Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài làm việc theo nguyên tắc nào?
- Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài bị giải thể khi nào?
- Thư ký Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài phải có bao nhiêu năm làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quan hệ quốc tế?
Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài được thành lập theo quyết định của ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về đề xuất thành lập Phân ban như sau:
Đề xuất thành lập Phân ban
1. Phân ban được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ thỏa thuận với phía nước ngoài, Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan (Bộ) chủ trì Phân ban.
3. Cơ quan được giao chủ trì Phân ban trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định thành lập Phân ban.
4. Hồ sơ trình thành lập Phân ban gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập Phân ban (nêu rõ sự cần thiết, dự kiến thành phần, nhiệm vụ và thời gian hoạt động);
b) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Phân ban;
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài được thành lập theo quyết định của ai? Phân ban này làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về chế độ làm việc như sau:
Chế độ làm việc
Phân ban làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài làm việc theo nguyên tắc trung dân chủ và đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài bị giải thể khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về giải thể như sau:
Giải thể
1. Phân ban giải thể trong các trường hợp:
a) Ủy ban liên Chính phủ chấm dứt hoạt động;
b) Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ;
c) Bị giải thể khi không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giải thể Phân ban.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ủy ban liên Chính phủ chấm dứt hoạt động;
- Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ;
- Bị giải thể khi không hoàn thành nhiệm vụ.
Thư ký Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài phải có bao nhiêu năm làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quan hệ quốc tế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về thành phần Phân ban như sau:
Thành phần Phân ban
1. Chủ tịch Phân ban là cấp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng tùy theo mức độ hợp tác, theo phân công của Thủ tướng Chính phủ và thỏa thuận với phía nước ngoài.
2. Phân ban có thể có Phó Chủ tịch Phân ban là cấp Thứ trưởng hoặc tương đương, căn cứ thỏa thuận với phía nước ngoài.
3. Các Ủy viên Phân ban, đại diện một số cơ quan có nhiều quan hệ hợp tác, là cấp Thứ trưởng hoặc cấp vụ, cục.
4. Bộ phận giúp việc Phân ban bao gồm các thành viên từ cơ quan được giao chủ trì Phân ban, đại diện của Bộ Ngoại giao và một số cơ quan có nhiều quan hệ hợp tác. Thành phần cụ thể của Bộ phận giúp việc Phân ban do Chủ tịch Phân ban quyết định.
5. Thư ký Phân ban là cán bộ cấp vụ hoặc chuyên viên chính của Văn phòng Chính phủ và phải có ít nhất 5 năm làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
Trường hợp Văn phòng Chính phủ không cử Thư ký Phân ban, cơ quan được giao chủ trì Phân ban cử cán bộ của cơ quan mình phù hợp với quy định nêu trên làm Thư ký Phân ban.
6. Khi cần thiết, có thể cử thêm một số ủy viên hoặc thành lập các tiểu ban, nhóm công tác tùy theo nhu cầu hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ.
7. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan được giao chủ trì Phân ban và các cơ quan liên quan kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ cấu và thành phần cụ thể của Phân ban
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Thư ký Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài là cán bộ cấp vụ hoặc chuyên viên chính của Văn phòng Chính phủ và phải có ít nhất 5 năm làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?