Phản ánh về quy định hành chính là gì? Có bao nhiêu hình thức xử lý phản ánh về quy định hành chính?
Phản ánh về quy định hành chính là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
4. Phản ánh là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.
Theo đó, phản ánh về quy định hành chính được hiểu là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm:
- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện;
- Sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.
Có bao nhiêu hình thức xử lý phản ánh về quy định hành chính?
Theo Điều 15 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị lựa chọn một trong các hình thức sau để xử lý:
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính theo thẩm quyền.
2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
3. Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quy định hành chính mới phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.
Căn cứ trên quy định cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phản ánh lựa chọn một trong các hình thức sau để xử lý phản ánh của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính:
- Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính theo thẩm quyền.
- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ quy định hành chính không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 20/2008/NĐ-CP, cụ thể:
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước
...
2. Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:
...
c) Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:
- Sự cần thiết;
- Tính hợp lý, hợp pháp;
- Tính đơn giản, dễ hiểu;
- Tính khả thi;
- Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;
- Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
...
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quy định hành chính mới phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.
Phản ánh về quy định hành chính là gì? Có bao nhiêu hình thức xử lý phản ánh về quy định hành chính? (Hình từ Internet)
Kết quả xử lý phản ánh về quy định hành chính sẽ được công bố công khai ở đâu?
Theo Điều 19 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị
Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Việc công khai được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức sau:
1. Đăng tải trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
4. Các hình thức khác.
Theo quy định nêu trên thì Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý phản ánh của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
Việc công khai được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức sau:
- Đăng tải trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
- Các hình thức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?