Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt được xác định như thế nào?
- Việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt được xác định như thế nào?
- Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất được quy định thế nào?
Việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải được thực hiện trong những trường hợp nào?
Theo Điều 4 Thông tư 24/2016/TT-BTNMT quy định về các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt như sau:
Các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
Công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt (sau đây gọi chung là công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là tổ chức) phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, bao gồm:
1. Công trình khai thác nước mặt với quy mô trên 100 m3/ngày đêm.
2. Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.
Theo quy định trên, việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải được thực hiện trong những trường hợp sau:
+ Công trình khai thác nước mặt với quy mô trên 100 m3/ngày đêm.
+ Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.
Khu vực lấy nước sinh hoạt (Hình từ Internet)
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2016/TT-BTNMT quy định về phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt như sau:
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt
1. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, rạch để cấp cho sinh hoạt bao gồm phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch mà công trình đó khai thác và vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình được quy định như sau:
a) Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn:
- 1.000 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;
- 800 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.
b) Trường hợp công trình khai thác nước với quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn:
- 1.500 m về phía thượng lưu và 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;
- 1.000 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.
2. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa để cấp cho sinh hoạt được tính từ vị trí khai thác nước của công trình và quy định như sau:
a) Không nhỏ hơn 1.500 m đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa;
b) Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định tại Điểm a Khoản này.
Theo đó, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt được quy định chi tiết tại Điều 5 nêu trên.
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2016/TT-BTNMT về phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất như sau:
Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất
1. Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 20 m tính từ miệng giếng.
2. Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 30 m tính từ miệng giếng.
Như vậy, đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 20 m tính từ miệng giếng.
Đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt có quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 30 m tính từ miệng giếng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?